Xin chữ đầu xuân - nét đẹp văn hóa của người Việt
Đối với người Việt Nam, từ xa xưa, con chữ đã rất được trân trọng. Với quan niệm "biết chữ" là chạm vào cánh cửa của tương lai... nên vào mỗi dịp Tết đến xuân về, người Việt thường có phong tục xin chữ và cho chữ.
Những nét chữ mềm mại, uyển chuyển chứa đựng trong đó những ước vọng về một năm mới nhiều thuận lợi, may mắn và bình an.
* Tục xin chữ đầu năm
“Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua”.
âu thơ nhắc đến tục xin chữ ngày xuân - một nét đẹp văn hoá truyền thống không thể thiếu trong những ngày đầu xuân của người Việt. Đây là nét văn hóa có từ lâu đời thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc và bình an.
Đã từ rất lâu, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân sang, trên khắp phố phường và khắp mọi miền quê, nhiều ông đồ hay chữ, bày nghiên bút, giấy bản nhuộm điều, niềm nở đón người qua đường ghé xuống xin con chữ.
Người cho chữ là ông đồ túc nho và người xin chữ thường là những chủ nhà cầu mong những tin mừng cùng những vận hội mới trong cuộc đời và đặc biệt là những nhà có người theo học, mong được con chữ của Thánh hiền, giáng ứng cho may mắn trong học hành thi cử.
Khi xin được câu đối hay con chữ linh thiêng như ý, đem về nhà treo vào nơi trang trọng nhất, linh ứng nhất, dễ ngắm nhìn, để cầu nguyện thành đạt cho cuộc sống và cho học hành thi cử.
Từ xa xưa, thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày đầu năm mới của người Việt được coi là điều thiêng liêng, một việc quan trọng của gia đình.
Điều đó đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam ta từ nhiều thế kỷ, ngày càng được nối tiếp, thừa kế và gìn giữ.
Ngày xưa khi xin chữ là một sự kiện rất đặc biệt, người ta chọn ngày, chọn hướng, tìm đến người mình tin tưởng, có đời sống đáng trân trọng noi theo.
Người cho chữ phải là người dày công học hành, có thể chính là những ông đồ dạy học ở những làng quê hoặc phải là những người “có danh với núi sông”.
Theo nhà thư pháp Cung Khắc Lược, xin chữ đầu năm chính là mong muốn của người xin chữ cho cả một năm mới mang đến những điều may mắn, bình an và phúc thọ tràn đầy.
Mỗi bức thư pháp khi hoàn thành bao giờ cũng có hai con người đồng cảm, đó là bộ óc, trí tuệ của người cho chữ gặp trái tim, tâm hồn người xin chữ.
Những ước vọng tốt đẹp cho một năm mới hạnh phúc, bình an được lồng trong những nét mực uyển chuyển.
Ngoài cầu may mắn, người ta còn muốn xin cái đức độ, tài năng của ông đồ và lấy chữ để răn mình. Đó cũng là một minh chứng về truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Chữ Nho có thể viết theo nhiều cách, nên người cho chữ tùy tâm trạng, tùy hoa tay có thể tạo ra những hình tượng lạ mắt.
Mỗi chữ hiện ra dưới tay các thầy đồ không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật thư pháp mà còn bộc lộ tấm lòng, tính cách, tâm hồn và cả sự sáng tạo của mỗi cá nhân.
Chữ xin cũng tùy theo nguyện vọng của người xin chữ, nhưng đầu xuân năm mới mọi gia đình thường mong một cuộc sống bình an, từ đó người dân thường hay xin chữ “An”, chữ “Phúc” cho toàn thể gia đình, con cháu; người kinh doanh, buôn bán thì hay xin chữ “Hưng”, chữ “Thịnh”, chữ “Phát”, chữ “Lộc”, chữ “Tín”; người đi học thường xin chữ “Tài”, “Đăng khoa”, người cầu sức khỏe sống lâu xin chữ “Thọ”…, có người muốn rèn khả năng chịu đựng thường xin chữ “Nhẫn” vì có nhẫn có nhịn thì mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành...
Chữ thường được viết trên nền giấy đỏ, bởi màu đỏ vốn là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm của người phương Đông còn duy trì tới ngày nay, màu đỏ là màu của sự sống và sự tái sinh, là biểu tượng của sự may mắn, nên trong ngày Tết mọi thứ đều có màu đỏ: hoa đào, câu đối, phong bao mừng tuổi... đều có màu đỏ.
* Sự trở lại mạnh mẽ
Sau năm 1954, do quan niệm tục xin chữ đầu xuân và viết chữ Nho bị cho là tàn dư của chế độ phong kiến nên người biết chữ Nho không ai dám viết và người dân cũng không dám xin chữ. Một tục văn hóa đẹp gần như bị lãng quên.
Nhưng đến đầu thế kỷ XXI lại được hồi sinh nhờ các ông đồ già. Một vài người tự phát ngồi viết chữ và bán câu đối ở dốc phố Bà Triệu. Rồi đoạn phố này đông dần và nay thì chuyển hẳn về Hồ Văn trước cửa Văn Miếu và được dân gọi nôm là phố “ông Đồ”.
Vậy là hơn ¼ thế kỷ qua, sự trở lại một cách mãnh liệt của tục xin chữ cho chữ, như làm dấy lên một trào lưu mới của học hành-thi cử, ai cũng mong muốn có được nhiều con chữ hơn để lập nghiệp khi vào đời.
Đặc biệt, mấy năm trở lại đây, phố ông đồ bên cạnh Văn Miếu có thể coi là một “đặc sản” của Tết Hà Nội.
Bên vẻ trầm mặc, u hoài của trường Giám ngày xưa đang lắng đọng rêu phong, thì “hồn dân tộc lại sáng bừng trên giấy điệp” trong những nét thư pháp tài hoa của những “ông đồ” trẻ tuổi, 7X và 8X.
Ngoài các ông đồ già áo the khăn xếp là các ông đồ trẻ bụi bặm với quần jeans áo thun hay lịch lãm trong các bộ vest...
Và không chỉ có ở Quốc Tử Giám, Hà Nội, những “Phố ông Đồ” còn lan tỏa ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, ở các tụ điểm lễ hội vui xuân hay các đình, đền, chùa, miếu...
Đặc biệt, cứ vào dịp từ ngày 20 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng hằng năm, Hội chữ Xuân thường được tổ chức ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) - điểm đến quen thuộc của hàng nghìn người từ khắp mọi miền đất nước đến xin chữ lấy may đầu năm.
Hội chữ Xuân được tổ chức định kỳ còn nhằm mục đích tạo ra một sân chơi lành mạnh giúp các Thư pháp gia (Hán-Nôm và Quốc ngữ) có điều kiện trổ tài, sáng tác và người dân đi xin chữ có thể yên tâm, hân hoan mang về gia đình những bức thư pháp đúng, đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành.
Hội chữ Xuân là một sự kiện văn hóa thường niên nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học của dân tộc, hội chữ cũng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
Những câu đối, câu chúc bằng mực tàu trên giấy đỏ là những món quà tinh thần để đón chào năm mới, biểu thị cho những ước vọng đầu Xuân.
Xuân lại đang về trên khắp các nẻo đường, một năm mới lại đến. Người người lại rộn ràng rủ nhau đi xin chữ cầu lộc, cầu tài, cầu may đầu năm.
Cùng với thời gian và sự chuyển biến của xã hội, mọi người vẫn nhớ tới nét đẹp văn hóa này là một điều đáng mừng.
Tuy nhiên, việc xin chữ và cho chữ cần được trân trọng, bảo tồn và phát huy theo đúng với ý nghĩa nhân văn của phong tục này./.
Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
Du xuân
15:41' - 06/02/2019
Những năm gần đây, xu hướng “chơi Tết” thay vì “ăn Tết” ngày càng lan rộng và phổ biến trong các gia đình.
-
Đời sống
Xin chữ đầu Xuân, nét đẹp văn hóa của người Việt
06:30' - 06/02/2019
Tục xin chữ ngày xuân, vốn là nét văn hoá đặc trưng của người Việt, bắt nguồn từ sự hiếu học, trọng chữ, trọng tri thức. Nét đẹp văn hóa ấy đến nay vẫn được trân trọng, lưu truyền.
-
Kinh tế & Xã hội
Nơi ấy xuân về!
16:18' - 05/02/2019
Mùa xuân đã về khe khẽ chạm trên những cánh hoa mận, nhưng vẫn đượm lại vị rét ngọt nơi vùng cao Tây Bắc.
-
Đời sống
Xuân tràn thắm đất Tứ Liên
09:45' - 05/02/2019
Vài năm gần đây, thú chơi quất cảnh bonsai bỗng trở thành xu thế. Không chỉ người Hà Nội mà người dân ở các địa phương khác đều ưa chuộng loại bonsai này của làng Tứ Liên thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ di dời nhà máy để làm cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ
10:31'
UBND huyện Vĩnh Linh và Công ty cổ phần Lâm sản Quảng Trị (công ty) vẫn chưa tìm được “tiếng nói chung” để giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ, bồi thường di dời nhà máy để thực hiện Dự án cao tốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Giáo sư người Việt được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
09:55'
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được bầu làm Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn ưu tiên thu hút đầu tư hạ tầng và phát triển kinh tế cửa khẩu
08:26'
Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh, tập trung thu hút và mở rộng các dự án phát triển các kho, bãi có sức chứa lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Lai Châu định hướng phát triển mạnh kinh tế biên mậu
07:00'
Lai Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biên mậu với đường biên giới dài trên 265 km giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 26/11/2024
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11, sáng mai 27/11, các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh,La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 26/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 19/11/2024. XSMB thứ Ba ngày 26/11
19:30' - 25/11/2024
Bnews. XSMB 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSMB thứ Ba. Trực tiếp KQXSMB ngày 26/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 26/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 19/11/2024. XSMT thứ Ba ngày 26/11
19:30' - 25/11/2024
Bnews. XSMT 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 19/11. XSMT thứ Ba. Trực tiếp KQXSMT ngày 26/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 26/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 26/11/2024. XSMN thứ Ba ngày 26/11
19:30' - 25/11/2024
Bnews. XSMN 26/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/11. XSMN thứ Ba. Trực tiếp KQXSMN ngày 26/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba ngày 26/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 26/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 26/11/2024
19:30' - 25/11/2024
Bnews. Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 26/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 26 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Power 6/55 hôm nay.