Xóa "chợ cóc", chợ tạm cần thay đổi thói quen tiêu dùng
Điều này làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như làm mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Để xóa bỏ "chợ cóc" chợ tạm, không phải là câu chuyện "một sớm một chiều" có thể thay đổi được thói quen mua sắm của người tiêu dùng, mà cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp chính quyền để đô thị trở lên văn minh, xanh- sạch- đẹp hơn.
"Chợ cóc", chợ tạm tràn lan
Tại nhiều khu tập thể cũ ở các phường: Quỳnh Mai, Bùi Ngọc Dương (quận Hai Bà Trưng), Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai), Ngọc Lâm (quận Long Biên), Thành Công (quận Ba Đình), Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân), Phan Huy Chú (quận Hoàn Kiếm),... không khó để bắt gặp "chợ cóc", chợ tạm hoạt động tấp nập trong các ngõ nhỏ, đường vào khu tập thể.
Tình trạng này cũng xuất hiện tại các khu chung cư mới trên địa bàn thành phố. Nhiều dự án chung cư cao tầng như khu đô thị Linh Đàm, khu chung cư Dương Nội (Hà Đông)... sau một thời gian cư dân chuyển về sinh sống, đã hình thành "chợ cóc" bám dọc theo các tuyến đường hoặc sát các nhà chung cư.
Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của ngành công thương, chính quyền cơ sở và lực lượng chức năng, toàn thành phố đã giải tỏa được 94/213 điểm chợ tạm, "chợ cóc". Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, liên quan đến chợ, việc chuyển đổi mô hình chợ, thành phố đã ban hành kế hoạch chuyển đổi 14 mô hình chợ giai đoạn 2012- 2015.
Nhưng trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn, không triển khai được và đề xuất thành phố dãn tiến độ sau năm 2015. Cả giai đoạn đó trên địa bàn thành phố chỉ thực hiện được 11 mô hình chợ do đó, giai đoạn 2017 – 2020 phải tập trung vào thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội một số quận, huyện như Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Thanh Oai, Ứng Hòa... "chợ cóc" đã giảm. Trong số 111 điểm chợ còn lại sẽ tiếp tục xử lý trong thời gian tới. Có 7 chợ tạm và 13 "chợ cóc" được UBND các quận, huyện, thị xã đề nghị cho tạm tồn tại để phục vụ nhu cầu của người dân địa phương trong khi chờ hoàn thành xây dựng, cải tạo chợ theo quy hoạch. Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cũng cho biết, việc giải tỏa chợ tạm, "chợ cóc" lâu nay chủ yếu giao cho UBND các phường, xã, trong khi lực lượng mỏng, thiếu kinh phí, chế tài xử phạt nhẹ, chính quyền địa phương đôi lúc chưa quyết liệt. Một số phường trong các quận nội thành chưa có chợ truyền thống, trong khi thói quen của người tiêu dùng vẫn tiện đâu mua đấy, ít chú trọng kiểm tra chất lượng, nguồn gốc hàng hóa, cũng như điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm...Cần thay đổi thói quen
Theo Sở Công Thương Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, UBND các quận, huyện tuy đã triển khai giải tỏa chợ cóc, chợ tạm đi đôi với việc triển khai quản lý hoạt động bán hàng rong lập lại trật tự kỷ cương đô thị. Nhưng việc kiểm soát, xử lý hoạt động kinh doanh trên vỉa hè của các đơn vị còn nhiều hạn chế.
Các quận, huyện, thị xã chủ yếu tập trung vào việc tổ chức kiểm tra xử lý, tuyên truyền đối với các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè; chưa có đơn vị nào xây dựng kế hoạch, phương án bố trí sắp xếp, quản lý, đề xuất các điểm phù hợp để báo cáo UBND thành phố cho phép bố trí các hộ đã kinh doanh lâu năm trên vỉa hè được vào hoạt động. Thực tế cho thấy, hàng loạt “chợ cóc”, chợ tạm trên địa bàn thành phố đã nhiều lần bị dẹp bỏ sau các cuộc ra quân quyết liệt, nhưng chỉ được vài ngày, cảnh mua, bán lại diễn ra tấp nập, nhất là tại những nơi tập trung đông dân cư, nhu cầu mua, bán cao. Để giải tỏa triệt để tình trạng "chợ cóc", chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thay đổi thói quen mua, bán, quy hoạch các hộ kinh doanh vào chợ dân sinh đã xây dựng. Quan trọng hơn, bên cạnh việc tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra xử lý vi phạm, thành phố cũng yêu cầu các cấp, ngành rà soát quy hoạch; cải tạo chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ; tổ chức, sắp xếp lại chợ tạm, bố trí chợ dân sinh để phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân. Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát các tụ điểm “chợ cóc” trên địa bàn, báo cáo định kỳ hằng tháng về Sở Công Thương để tổng hợp, đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Phó Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cũng đề nghị, UBND các địa phương khẩn trương rà soát quỹ đất hiện có, đề xuất địa điểm phù hợp để đầu tư xây dựng chợ mới, bảo đảm khi di dời chợ tạm và xóa bỏ "chợ cóc", sẽ có chợ dân sinh hoạt động đúng quy định. Tuy nhiên, để có thể giải tỏa triệt để “chợ cóc”, chợ tạm rất cần sự vào cuộc của mỗi người bằng việc thay đổi thói quen mua, bán, chung tay xây dựng Thủ đô Hà Nội xanh - sạch - đẹp, phát triển thương mại văn minh, hiện đại./.- Từ khóa :
- chợ cóc
- chợ tạm
- thói quen tiêu dùng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
TPHCM: Xử lý hơn 7.000 trường hợp vi phạm trật tự lòng lề đường quận 1
19:48' - 14/06/2017
Chiều 14/6, UBND quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 tháng công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh giải bài toán kinh doanh vỉa hè - Bài 1: Hỗ trợ chuyển ngành nghề
08:22' - 20/04/2017
Ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh: Các sở ngành cũng như lãnh đạo 24 quận - huyện trong công tác lập lại trật tự vỉa hè, cần sắp xếp tổ chức kinh doanh hàng rong, chợ tạm, bán buôn tự phát hợp lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Xử lý lấn chiếm vỉa hè: Hà Nội tìm cách hỗ trợ hộ kinh doanh nhỏ lẻ
16:09' - 27/03/2017
Sau khi ra quân lập lại trật tự vỉa hè từ 10/3, các quận nội thành Hà Nội đang tìm cách hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ lẻ (bán hàng ăn, trà đá…) bị ảnh hưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Cúng hóa vàng thế nào để may mắn tài lộc cả năm Ất Tỵ 2025?
16:01'
Năm Ất Tỵ 2025, nên cúng hóa vàng vào ngày nào? chuẩn bị mâm cúng thế nào? văn cúng hóa vàng thế nào chuẩn để rước may mắn, tài lộc cả năm?
-
Đời sống
Cách thanh tẩy nhà cửa để “quét” xui xẻo năm cũ và đón tài lộc năm mới Ất Tỵ 2025
11:52'
Thanh tẩy nhà cửa để “quét” sạch xui xẻo của năm cũ và nghinh đón tài lộc trong năm mới là một tập tục truyền thống quan trọng mỗi khi tết đến xuân về. Vậy nên thực hiện thanh tẩy như thế nào?
-
Đời sống
Hướng dẫn chọn ngày đẹp mở hàng hút tài lộc đầu năm Ất Tỵ 2025
11:25'
Việc lựa chọn ngày tốt trong những ngày đầu năm mới luôn được chú trọng để khởi đầu năm mới thuận lợi, may mắn.
-
Đời sống
Xem ngày giờ tốt xuất hành, khai trương lấy lộc đầu năm Ất Tỵ 2025
10:49'
Việc xem ngày giờ tốt xuất hành, khai trương lấy lộc đầu năm Ất Tỵ 2025 không chỉ đem lại sự an tâm mà còn tạo điều kiện cho những chuyến đi đầu năm thêm thuận lợi và may mắn.
-
Đời sống
Cộng đồng người Việt Nam tại Ai Cập vui đón Tết cổ truyền
10:01'
Ttối 23/1 theo giờ địa phương, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập đã tổ chức Tết cộng đồng 2025, chào đón Xuân Ất Tỵ trong khuôn viên trụ sở Đại sứ quán ở thủ đô Cairo.
-
Đời sống
Bến Tre tuyên dương Đảng viên trẻ tiêu biểu
09:16'
Tối 23/1, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bến Tre tổ chức chương trình Tuyên dương đảng viên trẻ tiêu biểu tỉnh Bến Tre năm 2025, giao lưu tiếp lửa truyền thống "Đảng là lẽ sống của tôi".
-
Đời sống
Mâm ngũ quả đón năm Ất Tỵ 2025 nên thế nào để chuẩn phong thủy tài lộc?
07:00'
Năm Ất Tỵ 2025, mâm lễ vật cúng Giao thừa nên chuẩn bị như thế nào để chuẩn phong thủy, giúp gia chủ đắc tài đắc lộc?
-
Đời sống
Gợi ý mâm cỗ cúng tất niên đơn giản nhưng đủ đầy cho năm mới thịnh vượng
06:00'
BNEWS xin gợi ý mâm cỗ cúng Tất niên (mặn và chay) đơn giản nhất nhưng vẫn đủ đầy cho một năm mới bình an, thịnh vượng.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 24/1
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 24/1 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 24/1, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 1, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.