Xóa lịch sử nợ xấu thuộc thẩm quyền của tổ chức nào?
Vừa qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nơi cư trú của tôi bị phong toả, nguồn thu nhập gián đoạn không thể thực hiện nghĩa vụ đóng tiền gốc và lãi cho khoản nợ tại ngân hàng, dẫn đến bị quá hạn từ ngày 30/7/2021 đến ngày 3/10/2021.
Cũng do khu vực bị phỏng toả nên tôi không thể làm đơn đề nghị xin cơ cấu khoản nợ và ngân hàng không thể đánh giá tình hình thu nhập của tôi để phê duyệt hồ sơ cơ cấu nợ. Bởi vậy, khoản nợ của tôi đã trở thành nợ xấu.
Sau khi hết giãn cách xã hội, tôi đã thanh toán hết phần gốc và lãi quá hạn. Tôi có làm đơn đề nghị được chuyển nợ về nhóm 1 và xoá lịch sử nợ xấu.
Nhưng tôi được thông báo trường hợp của tôi không đủ điều kiện xét theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN ngày 7/9/2021 do khoản vay được giải ngân trước ngày 10/6/2020 (cụ thể là năm 2019).
Xin hỏi, trường hợp của tôi sẽ xử lý như thế nào (vì lịch sử nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của tôi)?
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý: Theo Khoản 1 Điều 7 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010:
“Điều 7. Quyền tự chủ hoạt động
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước quy định tại một số điều:Khoản 8 Điều 3 về giải thích từ ngữ“Tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tự nguyện) bao gồm:a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam, công ty có chức năng mua bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty thông tin tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán;b) Tổ chức trong và ngoài nước tham gia tài trợ tín dụng tại Việt Nam hoặc có nhu cầu cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tại nước ngoài;c) Tổ chức khác có nhu cầu tham gia hệ thống thông tin tín dụng và được CIC chấp thuận”.Căn cứ Khoản 2 Điều 7 về cung cấp thông tin tín dụng “2. Tổ chức tự nguyện thực hiện cung cấp cho CIC toàn bộ hoặc một phần Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trên cơ sở thỏa thuận với CIC, đảm bảo nguyên tắc an toàn, bảo mật và quy định khác của pháp luật”Điều 9. Xử lý, lưu giữ, bảo mật dữ liệu thông tin tín dụng“1. Trên cơ sở thông tin thu nhận, CIC sử dụng các giải pháp công nghệ, nghiệp vụ để xử lý dữ liệu thông tin tín dụng bao gồm các khâu tiếp nhận, chuẩn hóa, làm sạch, ghép nối và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu Thông tin tín dụng quốc gia.…3. Việc xử lý, lưu giữ dữ liệu thông tin tín dụng phải bảo đảm tính toàn vẹn, đầy đủ, không bị sai lệch thông tin trong quá trình xử lý, lưu giữ và chiết xuất được khi có yêu cầu.4. Dữ liệu thông tin tín dụng phải được bảo mật, đảm bảo không bị xâm nhập trái với quy định tại Thông tư này và quy định khác của pháp luật.toàn, bảo mật và các quy định khác của pháp luật”."Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tự nguyện tham gia hệ thống thông tin tín dụng“1. Cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật và các cam kết với CIC.2. Kiểm tra, xác minh, điều chỉnh dữ liệu sai sót theo yêu cầu của CIC, khách hàng vay hoặc khi phát hiện sai sót.”Điều 18. Giải quyết khiếu nại“1. Trường hợp khách hàng vay phát hiện thông tin tín dụng về bản thân có sai sót, khách hàng vay có quyền khiếu nại với CIC, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc tổ chức tự nguyện (sau đây gọi là tổ chức tiếp nhận khiếu nại) để yêu cầu kiểm tra, điều chỉnh lại thông tin, nhưng không được lợi dụng khiếu nại sai sự thật.Việc khiếu nại có thể thực hiện qua hệ thống điện tử hoặc gửi bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kèm theo các tài liệu, căn cứ chứng minh dữ liệu có sai sót.2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo cho khách hàng vay biết. Trường hợp cần bổ sung thông tin để có cơ sở xác minh, giải quyết, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo để khách hàng vay cung cấp thông tin, tài liệu liên quan.3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại hợp lệ, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải xem xét, điều chỉnh dữ liệu sai sót và thông báo cho khách hàng vay biết. Trường hợp phải thực hiện việc kiểm tra, xác minh nội dung yêu cầu khiếu nại tại các cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức tiếp nhận khiếu nại được kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại theo tình hình thực tế nhưng phải thông báo cho khách hàng vay biết về nguyên nhân kéo dài thời gian.4. Trường hợp thông tin tín dụng bị sai sót gây bất lợi cho khách hàng vay, CIC phải gửi thông báo đính chính sai sót cho đơn vị sử dụng. Khi nhận được thông báo đính chính sai sót, đơn vị sử dụng phải xem xét lại quyết định cấp tín dụng.5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi có kết quả giải quyết khiếu nại, tổ chức tiếp nhận khiếu nại phải thông báo cho khách hàng vay về kết quả giải quyết khiếu nại”.Thẩm quyền giải quyết của CIC tiếp nhận thông tin, rà soát nếu phát hiện hoặc nghi ngờ dữ liệu có sai sót, CIC phối hợp với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tự nguyện để xem xét, điều chỉnh dữ liệu. Tổ chức tự nguyện có trách nhiệm cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin theo phụ lục đính kèm thông tư.Do vậy, những thông tin về tính chính xác của hợp đồng tín dụng, phân loại nợ khách hàng, thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức tín dụng nơi công dân phát sinh khoản vay.Việc xin gỡ bỏ lịch sử nợ xấu thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng mà công dân phát sinh khoản vay.Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của tổ chức tín dụng công dân có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Hoạt động tín dụng đen chuyển hướng lợi dụng công nghệ để mời chào vay tiền
18:49' - 12/11/2021
Các đối tượng hoạt động tín dụng đen chuyển hướng lợi dụng công nghệ, mạng xã hội….. mời chào, dụ dỗ người vay tiền.
-
Ngân hàng
Ngành ngân hàng đẩy mạnh kích cầu tín dụng cuối năm
17:01' - 12/11/2021
Chỉ cần người dân, doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, minh bạch dòng tiền… thì khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng sẽ cao hơn.
-
Ngân hàng
Giám sát chặt đối với các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài
11:56' - 12/11/2021
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã quy định tương đối chặt chẽ cơ chế kiểm tra, giám sát đối với các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Sức mạnh thi đua nâng bước tín dụng chính sách
20:53' - 18/05/2025
Thấm nhuần tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NHCSXH luôn tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong toàn hệ thống, từ Hội sở chính đến các đơn vị cơ sở.
-
Ngân hàng
Chiến lược "chuyển mình" của ngân hàng Việt
09:44' - 18/05/2025
Mùa đại hội đồng cổ đông năm 2025 ghi nhận nhiều ngân hàng không chỉ tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro, mà còn đẩy mạnh mở rộng hoạt động theo hướng mô hình tập đoàn tài chính.
-
Ngân hàng
Phát huy tín dụng chính sách hỗ trợ Nghệ An tận dụng thời cơ lịch sử
09:13' - 18/05/2025
Tháng 5, về xã Kim Liên, huyện Nam Đàn càng thêm ý nghĩa trong hương sen ngào ngạt, sen thơm suốt dọc đường theo bước chân du khách.
-
Ngân hàng
Hàn Quốc: Tiền mặt 'thất thế' trong thanh toán
07:42' - 18/05/2025
Khoảng 10 năm trước, cứ 10 lần thanh toán thì người Hàn Quốc sẽ sử dụng tiền mặt 4 lần. Nhưng ở thời điểm hiện tại, con số này chỉ còn 1~2 lần.
-
Ngân hàng
VCBNeo công bố thương hiệu mới và ứng dụng ngân hàng số NeoOne
22:28' - 17/05/2025
VCBNeo được định vị trở thành ngân hàng công nghệ số thuộc mảnh ghép trong hệ sinh thái của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, VCB).
-
Ngân hàng
Mỹ: Fed chủ trương cắt giảm nhân sự
11:39' - 17/05/2025
Trong một bản ghi nhớ lưu hành nội bộ ngày 16/5, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed – Ngân hàng trung ương) Jerome Powell đã công bố kế hoạch cắt giảm 10% lực lượng lao động trong vài năm tới.
-
Ngân hàng
Rupiah bật tăng 0,51% sau tín hiệu hạ nhiệt chiến tranh thương mại
10:15' - 17/05/2025
Tỷ giá hối đoái của đồng rupiah Indonesia “mạnh lên” do ảnh hưởng từ thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Ngân hàng
Hoàn tiền không giới hạn, VPBank thu hút giới doanh nghiệp mở thẻ thanh toán
11:38' - 16/05/2025
VPBank tung chính sách “hoàn tiền không giới hạn” cho cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thu hút doanh nghiệp mở thẻ trong cuộc chạy đua bắt kịp xu hướng tiêu dùng không tiền mặt.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 16/5: Giá USD và NDT biến động nhẹ
09:09' - 16/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 16/5 tại Vietcombank và BIDV cùng giữ ổn định mức 25.750 - 26.110 VND/USD (mua vào - bán ra).