Xoay dòng vốn cho doanh nghiệp sản xuất cuối năm
Nhưng hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng thuận lợi về nguồn vốn phục vụ cho sản xuất. Các hạng mục cần tiếp cận vốn luôn nhiều hơn so với khả năng của doanh nghiệp. Vì vậy, xoay chuyển dòng vốn cho doanh nghiệp giai đoạn này là hết sức cần thiết.
*Nhiều vướng mắcNhu cầu vốn để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh cuối năm trải đều ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề sản xuất, dịch vụ, thương mại, giáo dục. Trải qua thời gian dài ứng phó dịch bệnh COVID-19, tròn 1 năm để khôi phục sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp dùng chính nguồn lực còn lại để duy trì sản xuất và khôi phục kinh doanh.Tuy nhiên, quá trình khôi phục sản xuất, kinh doanh trong thời gian 1 năm cũng vô cùng gian nan khi kinh tế toàn cầu gặp biến động, lạm phát tăng cao, cùng với biến động chính trị, giá cước vận chuyển, giá xăng dầu nhảy múa khiến cho doanh nghiệp vừa hoạt động, vừa thăm dò tình hình để có hướng xoay xở.
Trong bối cảnh đó, hầu hết các doanh nghiệp tham gia sản xuất đều cần nguồn vốn gối đầu và xoay vòng, phục vụ cho sản xuất các đơn hàng tiệp theo. Trong thời gian gần 1 năm qua, biến động kinh tế, chính trị và dịch bệnh COVID-19 đã làm các hoạt động kinh tế xã hội diễn tiến chậm lại. Cũng chính vì điều này, đa số các doanh nghiệp rơi vào nợ cũ chưa trả xong, phải lo thêm khoản vay mới để gia tăng sản xuất. Theo ông Đặng Trần Hoàng Thụy, Giám đốc Công ty TNHH SXTM Thiên Triều An (Đồng Nai) chia sẻ, Thiên Triều An là doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống, nên những tài sản thế chấp để lập hồ sơ tiếp cận vốn ngân hàng chỉ là những sản phẩm của doanh nghiệp.Khi doanh nghiệp làm hồ sơ tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng rất khó khăn. Doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ giấy tờ, phương án kinh doanh rõ ràng, khả thi, tài chính minh bạch thì mới có thể tiếp cận được vốn. Nhưng Thiên Triều An vẫn còn các khoản nợ cũ chưa trả hết, nên hồ sơ vay vốn cho những đơn hàng tháng cuối năm chưa được xét duyệt.
Không riêng những doanh nghiệp đơn lẻ, ngay cả các doanh nghiệp thuộc hiệp hội ngành hàng, nếu muốn tiếp cận vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thời điểm những tháng cuối năm 2022 cũng không hề dễ dàng, khi các ngân hàng đồng loạt siết tín dụng cho vay. Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh cho biết, hầu như doanh nghiệp không tiếp cận được, bởi ngân hàng nào cũng đều yêu cầu phải có tài sản thế chấp.Trong giai đoạn ứng phó dịch bệnh COVID-19 vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh cầm chừng, ổn định để duy trì trong lúc khó khăn đã là nỗ lực rất lớn, nên không thể có lợi nhuận lớn như kỳ vọng, càng khó có tài sản để thế chấp để được vay vốn.
Cũng chính vì những hoạt động cầm chừng này để duy trì doanh nghiệp, khó trả được nợ cũ, qua thời gian trở thành nợ xấu, càng khó tiếp cận các nguồn vốn khác để mở rộng và gia tăng sản xuất.
*Thêm nguồn tín dụng Trước bối cảnh các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong xoay vòng vốn cho hoạt động sản xuất giai đoạn cuối năm 2022, các ngân hàng thương mại cũng đã được Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng, gia tăng nguồn vốn cung ứng cho các khoản vay của doanh nghiệp để phát triển sản xuất, giữ kinh tế ổn định trong giai đoạn này.Cụ thể, thời điểm đầu tháng 9/2022, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức điều chỉnh nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) cho các ngân hàng thương mại, với 5 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao.
Qua khảo sát, có 15 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm “room” tín dụng lần này, với hạn mức tín dụng được cấp thêm từ 1-4%. Trong số đó, Sacombank được cấp thêm hạn mức cao nhất là 4%; Agribank 3,5%; MB 3,2%; SHB 3,2%; OCB khoảng 3,1%; VIB (3%); Vietcombank 2,7%; TPBank 1,2%...Các ngân hàng được cấp thêm hạn mức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện như có “sức khoẻ”tài chính tốt hoặc tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân…
Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước đồng loạt nới hạn mức tín dụng cho một số tổ chức tín dụng trong năm nay. Như vậy, theo ước tính, với hạn mức mới được phân bổ, sẽ có khoảng hơn 400.000 tỷ đồng tín dụng có thể cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp từ nay đến cuối năm. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho hay, ngân hàng sẽ tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào những lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, kiểm soát tốt thanh khoản, rủi ro tín dụng bảo đảm nợ xấu được kiểm soát ở mức độ thấp.Bên cạnh đó, Vietcombank cũng duy trì mặt bằng lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay bảo đảm ở mức hợp lý, hỗ trợ cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, cũng như phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp.
Còn phía Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn thương tín (Sacombank) thì có nhiều chính sách mở thêm tín dụng cho doanh nghiệp, giãn thời gian, cũng như tăng gian cho vay để doanh nghiệp có điều kiện thời gian và “khoảng nghỉ” để điều chỉnh, phát triển sản xuất. Theo đó, đại diện Sacombank cho biết, để mở nguồn tín dụng cho doanh nghiệp, Sacombank đã triển khai thêm nhiều sản phẩm cho vay dành cho doanh nghiệp có nguồn vốn khoảng 20 tỷ đồng để bổ sung sản xuất, kinh doanh.Từ nguồn vốn này, doanh nghiệp sẽ không chịu áp lực trả nợ, do thời gian lên đến 60 tháng, thay vì phải trả nợ trong 12 tháng như thông thường. Hơn nữa, phương thức trả nợ linh hoạt khi doanh nghiệp có thể trả góp vốn định kì, trả nợ trước nhiều kì hoặc trả nợ trước hạn để giảm chi phí sử dụng vốn.
Như vậy, với nhiều hình thức linh động trong tiếp cận vốn và trả nợ vốn vay, doanh nghiệp sẽ có thêm thời gian để tập trung sản xuất và kinh doanh trong thời điểm nước rút này./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy dòng vốn Hàn Quốc vào Việt Nam
17:16' - 12/10/2022
Báo Việt Nam News sẽ tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy dòng vốn Hàn Quốc vào Việt Nam” vào ngày 18/10/2022 tại tòa nhà Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
-
Ngân hàng
Moody’s đánh giá về chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn của SeABank
16:41' - 12/10/2022
Theo đánh giá của Moody’s, SeABank là một trong những ngân hàng Việt Nam có chất lượng tài sản tốt, khả năng sinh lời và nguồn vốn phù hợp để duy trì sự phát triển ổn định, bền vững.
-
Chứng khoán
Dòng vốn ngoại chịu ảnh hưởng bởi xu hướng của thế giới
17:20' - 11/10/2022
Khối ngoại bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 9/2022, song tính chung 9 tháng, loại trừ các giao dịch đột biến, khối ngoại vẫn mua ròng.
-
Ngân hàng
Những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất 6 tháng đầu năm 2022
15:36' - 08/10/2022
Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý II/2022 của 30 ngân hàng trong nước, tính đến hết ngày 30/6, tổng vốn điều lệ các ngân hàng đạt hơn 575.700 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cuối năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37'
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06'
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00'
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33'
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Thang máy 2024
15:42' - 27/11/2024
Với quy mô tăng 30% so với năm 2023, Vietnam Elevator Expo 2024 mang tới những giải pháp, công nghệ và phong cách mới của 100 doanh nghiệp trong nước và quốc tế hiện diện tại 120 gian hàng.
-
DN cần biết
Phát triển song hành thị trường vốn và tín dụng xanh
14:03' - 27/11/2024
Sản phẩm và dịch vụ tài chính tại Việt Nam gần đây phát triển nhanh chóng cả về số lượng và hình thức tiếp cận khiến nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng tài chính trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
-
DN cần biết
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà đầu tư công trình năng lượng
09:15' - 27/11/2024
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 27/2024/TT-BCT quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng.