Xu hướng công nghệ nào cho ngành năng lượng?
Ngày 17/9, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2020, nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu làm chủ, ứng dụng và phát triển công nghệ với mục tiêu tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng. Đồng thời, trao đổi về thách thức và giải pháp công nghệ trong phát triển ngành năng lượng.
Thông qua diễn đàn lần này góp phần thúc đẩy thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Tại diễn đàn, đại diện nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà đầu tư chia sẻ các nội dung liên quan tới chính sách phát triển hạ tầng bền vững và nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ về năng lượng; chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển năng lượng bền vững; xu hướng công nghệ trong lĩnh vực năng lượng trên thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam; thúc đẩy hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực hoạch định chính sách phục vụ phát triển bền vững ngành năng lượng Việt Nam…
Theo ông Lê Hải Đăng, Trưởng ban Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong nghiên cứu phát triển lưới điện thông minh, EVN đã thực hiện các đề án thành phần theo Quyết định 4602/QĐ-BCT ngày 25/11/2016 Bộ Công Thương. Cụ thể là, như nghiên cứu mô hình tổ chức các Trung tâm điều khiển đóng cắt thiết bị từ xa cho lưới điện của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và các Tổng công ty Điện lực; nghiên cứu phát triển công tơ điện tử và hệ thống thu thập số liệu đo đếm từ xa; nghiên cứu phát triển hệ thống SCADA trong hệ thống điện Việt Nam.
Kết quả đến tháng 9/2020, EVN đã thiết lập và đưa vào vận hành 61/63 trung tâm điều khiển xa tại các tỉnh, thành phố. Số trạm biến áp điều khiển xa 220 kV là 80 (đạt 63,5%), 110 kV là 590 (đạt 82%); tỷ lệ công tơ điện tử đạt gần 54%. Hệ thống SCADA/EMS thuộc Dự án Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia mới vận hành ổn định, hiệu quả từ năm 2016 đến nay; tỷ lệ kết nối gần 96%, tỷ lệ tín hiệu đạt yêu cầu 81%.
Tuy nhiên, EVN cũng cho rằng, hiện điện mặt trời phát triển nhanh và cục bộ tại một số địa phương gây khó khăn trong truyền tải công suất. Công suất phát không ổn định, khó dự báo chính xác đòi hỏi hệ thống điện phải có dự phòng điều tần lớn.
Ông Đăng cho hay, thời gian tới cần đẩy nhanh, bổ sung quy hoạch và thực hiện đầu tư lưới điện. Ngoài ra, phải tiến hành thuê tư vấn nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cần có ứng với các mức độ tăng dần của tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hệ thống điện; ứng dụng AGC (tự động điều chỉnh công suất) để khai thác tối đa công suất phát các nguồn năng lượng tái tạo theo khả năng tải của đường dây.
Cũng theo ông Trần Anh Tuấn, Thư ký Hiệp hội Năng lượng thế giới World Energy Council, phát triển các dạng năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, hydrogen…) sẽ là xu thế tất yếu của thời đại, nhằm tạo ra các nguồn năng lượng sạch, giá rẻ, ổn định và bảo vệ môi trường.
Theo khảo sát, hơn 100 nước trên thế giới đã chọn biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả là biện pháp có tác động lớn nhất đến việc sử dụng năng lượng vào năm 2040. Biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả bao gồm các điểm chính như: tiết kiệm điện trong sản xuất và trong sinh hoạt; đổi mới công nghệ trong sản xuất để tiết kiệm điện; áp dụng kỹ thuật số/blockchain trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Vậy, công nghệ nào sẽ có tác động lớn nhất đến cách sản xuất năng lượng vào năm 2040, theo ông Tuấn, trước tiên là các thiết bị lưu trữ năng lượng. Các chuyên gia giải thích rằng việc lưu trữ năng lượng sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho ngành năng lượng vào năm 2040. Bởi, nó có thể xử lý các biến động khác nhau của nhu cầu tiêu thụ điện, đặc biệt là khi có sự thay đổi lớn về nguồn cung. Lưu trữ điện có khả năng làm hài hòa cung và cầu một cách hiệu quả.
Tiếp theo là các tấm pin mặt trời cải tiến sẽ có tác động lớn nhất đến việc sản xuất năng lượng. Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các tấm pin mặt trời càng ngày càng rẻ hơn và hiệu quả hơn. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến sự phát triển tự động hóa và các máy móc; hydro sạch, năng lượng gió sẽ góp phần đáng kể vào việc sản xuất năng lượng.
Theo báo cáo tại diễn đàn, trong giai đoạn vừa qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực, bám sát định hướng và đạt được nhiều mục tiêu đáng ghi nhận. Đó là, cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện; chỉ số tiếp cận điện năng đứng thứ 27/190 quốc gia, vùng lãnh thổ; điện gió và điện mặt trời bắt đầu phát triển với tốc độ cao.
Đồng thời, ngành năng lượng cũng có sự tham gia, huy động được nguồn lực lớn của nhiều thành phần kinh tế, đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại nhiều địa phương và đất nước.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể là các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi. Cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ;trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao. Việc nội địa hoá và hỗ trợ thị trường từ các dự án trong ngành năng lượng cho hàng hoá cơ khí chế tạo sản xuất trong nước còn hạn chế,…
Theo ông Đinh Thế Phúc, Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, về cơ chế, chính sách, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đảm bảo minh bạch, hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường; cơ chế hỗ trợ tài chính (cho vay lãi suất ưu đãi…), ưu đãi về thuế để thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, sạch.
Song song với đó, về khoa học công nghệ, sẽ phải tiến hành triển khai những chương trình nghiên cứu và phát triển tầm cỡ quốc gia về chuyển đổi năng lượng, năng lượng tái tạo. Đồng thời, xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm hoạt động theo cơ chế mở nhằm tạo điều kiện làm việc tốt cho nhiều nhóm nghiên cứu tại các trường đại học và viện nghiên cứu chuyên ngành…/.
Tin liên quan
-
Thị trường
BP dự báo nhu cầu năng lượng tái tạo tăng đột biến tới năm 2050
08:09' - 17/09/2020
Tập đoàn dầu khí BP của Anh dự báo, tỷ lệ năng lượng tái tạo sẽ tăng tới 60% từ mức 8%.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm trực tuyến về Năng lượng mặt trời tại Việt Nam 2020
11:45' - 14/09/2020
Triển lãm trực tuyến về Năng lượng mặt trời tại Việt Nam 2020 và sự kiện Kỹ thuật số về Năng lượng Mặt trời tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) - Chương về Việt Nam sẽ diễn ra từ 12/10 đến 10/11/2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất mở mới 10 tuyến xe buýt sử dụng năng lượng sạch
18:53' - 07/09/2020
Thực hiện chủ trương phát triển vận tải hành khách công cộng của Thủ đô, Tập đoàn Vingroup - Công ty CP đã đăng ký vận hành 10 tuyến buýt mới bằng xe chạy điện.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức đối với phát triển năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á
06:00' - 02/09/2020
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đặt mục tiêu là đảm bảo 23% nguồn năng lượng sơ cấp đến từ năng lượng tái tạo vào năm 2025 khi nhu cầu năng lượng trong khu vực dự báo sẽ tăng tới 50%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoại 2 chưa được giải ngân vốn
21:45' - 29/05/2023
5 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoại 2 chưa được giải ngân vốn do chưa được giải ngân do việc hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, thanh toán chậm, quy trình nghiệm thu, thanh toán kéo dài.
-
Kinh tế Việt Nam
Sóc Trăng thông qua tờ trình về mức chi hỗ trợ đặc thù 2 dự án trọng điểm
21:44' - 29/05/2023
Chiều 29/5, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Sóc Trăng họp kỳ họp thứ 14 (chuyên đề) để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập đoàn kiểm tra đánh giá hoạt động một số trung tâm đăng kiểm
20:43' - 29/05/2023
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra đánh giá điều kiện hoạt động và duy trì điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới tại một số trung tâm đăng kiểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng của Hà Nội tăng 1,52%
18:27' - 29/05/2023
Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thủ đô tháng 5/2023 tăng 0,16% so với tháng trước, giảm 0,04% so với tháng 12/2022 và tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẵn sàng cho khởi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trước 30/6
17:50' - 29/05/2023
Thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ các dự án thành phần thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội để khởi công xây dựng tuyến đường lớn bậc nhất này vào tháng 6 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Tạo động lực để Tp. Hồ Chí Minh phát triển xứng tầm
17:36' - 29/05/2023
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ thảo luận, xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
12 dự án trọng điểm ở Đồng Nai vướng mặt bằng
17:04' - 29/05/2023
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh hiện có 21 công trình, dự án (gọi chung là dự án) trọng điểm của địa phương và trung ương đang triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang kim ngạch xuất khẩu đạt gần 40% kế hoạch
16:25' - 29/05/2023
Theo Sở Công Thương Kiên Giang, trong 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 329,76 triệu USD, bằng 38,34% kế hoạch năm và tăng 1,14% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hướng xử lý các vướng mắc của Dự án Nhà máy điện Ô Môn III, Ô Môn IV
15:33' - 29/05/2023
Sáng 29/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo về tình hình triển khai thực hiện các dự án thuộc chuỗi khí-điện Lô B tại Trung tâm Điện lực Ô Môn, đã chậm nhiều năm so với kế hoạch ban đầu.