Xu hướng phát triển công nghệ thông tin - viễn thông
Kết quả khảo sát mới đây của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho thấy, các xu hướng kỳ vọng sẽ dẫn dắt ngành công nghệ thông tin - viễn thông trong giai đoạn tới bao gồm: dịch vụ dựa trên điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, công nghệ 5G, thị trường Internet băng thông rộng cố định và công nghệ chuỗi khối.
Cụ thể, dịch vụ dựa trên điện toán đám mây (Cloud computing) ở Việt Nam được đánh giá sẽ phát triển với khả năng bảo mật tốt so với hạ tầng máy chủ vật lý truyền thống. Cùng với đó, những lợi ích kinh doanh xung quanh việc tăng năng suất, tiết kiệm chi phí cho máy móc, cơ sở hạ tầng tại các tổ chức và doanh nghiệp.
Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường điện toán đám mây ở Việt Nam sẽ khoảng 26%/năm - mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng trung bình 16% trên toàn cầu.
Hiện nay, ở Việt Nam có 40 nhà cung cấp dịch vụ đám mây, 27 trung tâm dữ liệu của 11 doanh nghiệp; trong đó, các doanh nghiệp Việt chiếm khoảng 20% thị phần. Như vậy, với cơ hội thị phần cùng quỹ đạo tăng trưởng không ngừng của dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số thì đây là thời cơ để các doanh nghiệp nội đầu tư phát triển dịch vụ này. Theo khảo sát của Vietnam Report, có 66,67% doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong quá trình chuyển đổi số của mình. Với khả năng quản lý và tối ưu hóa cơ sở hạ tầng cũng như các hoạt động hỗ trợ khách hàng, AI được kỳ vọng sẽ tiếp cận tới tất cả các doanh nghiệp trong tương lai. Bằng những cải tiến trong quy trình lập kế hoạch, dự báo và tiến bộ công nghệ trong ngôn ngữ, giọng nói, thị giác AI cũng đã được chứng minh hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, với lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập từ cơ sở khách hàng sử dụng dịch vụ và dữ liệu thanh toán chọn lọc, AI giúp các doanh nghiệp xử lý và phân tích khối lượng dữ liệu này một cách chi tiết, cải thiện hoạt động dịch vụ và chất lượng sản phẩm. Cũng đang có sự gia tăng về tỷ trọng sử dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) ở các doanh nghiệp với mức 86,67% trong năm 2022, tăng vượt trội so với tỷ lệ 66,67% doanh nghiệp áp dụng công nghệ này trong năm 2021. Các chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin nhận định, đây là một trong những công nghệ rất có tiềm năng phát triển hiện nay.Bằng việc thiết lập kết nối các thiết bị IoT từ xa, thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị IoT, xử lý dữ liệu theo nhu cầu, kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng bên ngoài mạng IoT... giúp tự động hóa các quy trình, giảm thiểu chi phí lao động và không phải đầu tư hạ tầng chuyên dùng để xây dựng. Đồng thời, quản lý chuỗi cung ứng, tối ưu hóa năng lượng sử dụng và cải thiện yếu tố bền vững cũng là những lý do quan trọng khiến các doanh nghiệp ứng dụng IoT.
Tương lai của truyền thông phải kể tới công nghệ 5G. Viện Nghiên cứu Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) dự báo, tỷ lệ đóng góp của mạng di động 5G vào tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 7,34% vào năm 2025. Đây cũng là mũi nhọn của ngành công nghiệp di động bởi tốc độ kết nối nhanh vượt bậc so với các thế hệ mạng viễn thông trước đó. Với độ trễ thấp, phạm vi phủ sóng rộng, mạng 5G kỳ vọng sẽ tạo khả năng kết nối không khoảng cách giữa con người và máy móc. Việc triển khai dịch vụ công nghệ 5G giúp các doanh nghiệp viễn thông thực hiện hóa các ứng dụng AI, IoT… trong các thành phố thông minh và doanh nghiệp, đáp ứng những nhu cầu trải nghiệm video với độ phân giải cao (4K, 8K), ứng dụng thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR),… của người dùng kỹ thuật số. Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), thời gian qua đầu tư hạ tầng mạng viễn thông với mạng cáp quang đã phủ đến 100% xã, phường, thị trấn. Cụ thể, phủ sóng mạng di động (2G, 3G, 4G) đạt tỷ lệ 99,8% dân số, thử nghiệm 5G cũng đã diễn ra tại 16 tỉnh, thành phố.Kết thúc năm 2021, các nhà mạng có gần 71 triệu thuê bao băng rộng di động (tăng hơn 4% so với năm 2020) và 18,8 triệu thuê bao băng rộng cố định (tăng 14,6% so với năm 2020). Đây cũng là năm mà lưu lượng Internet Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ với hơn 40%.
Xu thế phát triển công nghệ đã tạo ra các loại hình dịch vụ và mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy hình thành cơ sở hạ tầng viễn thông mới kết hợp với các hạ tầng kỹ thuật khác. Do đó, các nhà mạng cũng thay đổi, chuyển dịch phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông theo hướng hạ tầng số.Việc phát triển mạng băng rộng góp phần mở ra những không gian mới cho doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi sau dịch COVID-19, đặc biệt là cơ hội thúc đẩy đà tăng trưởng của các nhà mạng trong tương lai.
Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) là công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Việc hoạt động mà không liên quan đến bất kỳ bên thứ ba cũng như hạn chế sự thay đổi hoặc hack dữ liệu sẽ tạo ra tính minh bạch và bảo mật cho công nghệ này. Blockchain đã vượt qua giới hạn của lĩnh vực tài chính – tiền tệ để thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.Xuất phát từ tiềm năng phát triển, Blockchain đang mở ra cơ hội cho ngành công nghệ - viễn thông thông qua việc nâng cao tính hiệu quả trong quản lý khai thác mạng lưới, kinh doanh và giao dịch như: quản lý các dịch vụ nội dung số, quản lý chuỗi cung ứng với hợp đồng thông minh, nhất là an ninh mạng và ngăn chặn gian lận.
Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report, khi bắt đầu xảy ra đại dịch COVID-19, quá trình chuyển đổi số được thúc đẩy nhanh chóng tại tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội; trong đó, có cả các doanh nghiệp công nghệ. Môi trường làm việc đã thay đổi chỉ sau một đêm khi công việc từ xa trở nên phổ biến và nhu cầu thị trường ngày một gia tăng. Khi đó, phần lớn doanh nghiệp công nghệ tập trung vào việc nâng cấp chuỗi cung ứng để đạt tính minh bạch và khả năng phục hồi cao hơn; đồng thời, nắm bắt lấy điện toán đám mây để tăng cường nỗ lực chuyển đổi của mình. Khi thế giới và Việt Nam đã đi qua hơn nửa chặng đường của năm 2022, những vấn đề nói trên vẫn là câu chuyện lớn của ngành công nghệ. Tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng là doanh nghiệp hiện có cơ hội giải quyết những thách thức này một cách có chủ đích, đặt nền móng vững chắc cho sự đổi mới và tăng trưởng trong tương lai./.Tin liên quan
-
Công nghệ
Broadcom 61 tỷ USD mua nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây VMware
10:20' - 12/06/2022
Công ty Broadcom, nhà sản xuất chất bán dẫn của Mỹ sẽ mua nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây VMware Inc trị giá 61 tỷ USD để mở rộng hoạt động kinh doanh sang mảng phần mềm ứng dụng doanh nghiệp.
-
Chuyển động DN
VNPT Cloud - Kiểm soát an toàn thông tin dịch vụ điện toán đám mây
17:12' - 21/04/2022
VNPT Cloud được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 27017 về Kiểm soát an toàn thông tin dịch vụ điện toán đám mây, đem đến cho khách hàng sản phẩm dịch vụ an toàn.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Khánh Hòa: Tăng tốc chuyển đổi số, xây dựng nền hành chính hiện đại
13:51'
Tỉnh Khánh Hòa đang quyết liệt đẩy mạnh chuyển đổi số trong khối cơ quan hành chính nhà nước, hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
-
Công nghệ
Các mô hình AI của Google và OpenAI chiến thắng trong cuộc thi toán thế giới
08:27'
Đối với các nhà nghiên cứu của OpenAI, đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các mô hình AI có thể sở hữu khả năng suy luận sâu rộng và có thể mở rộng sang những lĩnh vực khác ngoài toán học.
-
Công nghệ
Phụ huynh tại Mỹ “đau đầu” vì AI
16:21' - 22/07/2025
Nhiều phụ huynh ở Mỹ đang "đau đầu" ví trí tuệ nhân tạo (AI) khi một mặt lo sợ những rủi ro tiềm tàng, mặt khác lại e ngại con cái sẽ tụt hậu nếu không sớm tiếp cận công nghệ này.
-
Công nghệ
Cảnh báo nguy cơ từ lỗ hổng "zero-day" trong phần mềm của Microsoft
14:27' - 22/07/2025
Giới chuyên gia đang đặc biệt lo ngại sau khi hãng Microsoft phát cảnh báo về một lỗ hổng "zero-day" nghiêm trọng trong phần mềm máy chủ SharePoint.
-
Công nghệ
Người dùng ChatGPT gửi 2,5 tỷ lời nhắc/ngày
13:30' - 22/07/2025
Doanh nghiệp công nghệ OpenAI cho biết ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT nhận được 2,5 tỷ lời nhắc (prompt) từ người dùng toàn cầu mỗi ngày.
-
Công nghệ
Thị trường việc làm trong tâm bão AI
07:30' - 22/07/2025
Chủ đề trí tuệ nhân tạo (AI) chiếm mất công việc lập trình đang rất nóng, với những ý kiến lo ngại về khả năng điều đó có thực sự xảy ra hay không hay đây chỉ là lý do để các công ty cắt giảm nhân sự.
-
Công nghệ
Mizuho và SoftBank hợp tác về AI để nâng cao hiệu quả hoạt động
13:30' - 21/07/2025
Mizuho sẽ là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực tài chính giới thiệu công nghệ AI Cristal intelligence, được SoftBank và OpenAI, nhà phát triển ứng dụng AI ChatGPT tại Mỹ, cùng phát triển.
-
Công nghệ
"Thắp sáng" khát vọng học tập trong thời đại chuyển đổi số
07:30' - 21/07/2025
Để thúc đẩy tinh thần học tập trong bối cảnh đó, Hội Khuyến học Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt 5 mô hình học tập.
-
Công nghệ
Cần Thơ: Số hóa, xây dựng dữ liệu người hiến máu tiêu biểu
13:30' - 20/07/2025
Hiến máu tình nguyện từ một phong trào đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, ngành và trách nhiệm của toàn xã hội.