Xu hướng toàn cầu trong quý IV/2017: Triều Tiên vẫn là tâm điểm
Dự đoán về những xu hướng toàn cầu trong quý IV/2017, mạng tin của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor cho rằng do bị sao lãng bởi Triều Tiên, Mỹ sẽ không "dám" tự gây ra mối đau đầu mới cho bản thân bằng cách rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Trong khi đó, Nga sẽ tăng cường sự can dự tại một số cuộc xung đột trên thế giới nhằm củng cố vị thế của mình trên bàn đàm phán với Mỹ. Dưới đây là những xu hướng toàn cầu được Stratfor nêu bật trong báo cáo dự đoán tình hình thế giới trong những tháng cuối năm nay.Washington sẽ chạy đua với thời gian để tìm cách ngăn chặn những tiến bộ về công nghệ hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đồng thời đưa nước này trở lại bàn đàm phán. Có thể Mỹ sẽ tìm cách lôi kéo sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc để gây áp lực tài chính và ngoại giao lên Bình Nhưỡng, song Mỹ không dễ nhận được sự ủng hộ từ hai nước này. Ngay cả khi Mỹ tạo ra được một mạng lưới rộng hơn có cả sự tham gia của các các công ty Nga và Trung Quốc, điều này cũng không thể làm suy yếu quyết tâm của Bình Nhưỡng muốn bảo vệ sự ổn định của chính phủ. Bình Nhưỡng sẽ chỉ đồng ý đàm phán với Washington nếu họ được xem là một đối tác ngang hàng. Bình Nhưỡng cũng sẵn sàng chấp nhận nguy cơ bị trừng phạt hơn nữa vì tin rằng sự hiện diện quân sự của họ trên bán đảo Triều Tiên cùng với những tiến bộ về khả năng hạt nhân của mình có thể ngăn chặn được bất kỳ hành động quân sự nào nhằm vào họ. Trong khi đó, Washington yêu cầu Bình Nhưỡng phải ngừng thử vũ khí hạt nhân trước khi các cuộc đàm phán có thể bắt đầu. Washington cũng coi việc hăm dọa là phương pháp hữu hiệu nhất để cản trở Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển vũ khí. Do quan điểm của hai đối thủ này không thể dung hòa nên cuộc tranh chấp giữa họ chắc chắn sẽ leo thang trong quý IV/2017. Trong bối cảnh Triều Tiên tiếp tục tiến hành thử vũ khí, nguy cơ hành động quân sự của Mỹ nhằm vào Triều Tiên cũng sẽ gia tăng. Tuy nhiên, Washington sẽ thiên nhiều về khả năng dần dần tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực, để các biện pháp ngoại giao và trừng phạt có thêm thời gian phát huy hiệu quả.Trong khi Mỹ phải "toàn tâm toàn ý" cho vấn đề Triều Tiên, Nga giành được thêm lợi thế tại cuộc chiến Syria. Những lực lượng trung thành với chính quyền Damascus, được sự hậu thuẫn của Nga và Iran, sẽ đẩy nhanh các chiến dịch tái chiếm lãnh thổ về phía biên giới Iraq.
Mỹ sẽ phải duy trì tiếp xúc với Nga để ngăn chặn nguy cơ xảy ra đụng độ giữa những lưc lượng ủy nhiệm. Ngay tại khu vực của mình, Washington cũng sẽ phải lo đối phó với sự hiện diện của Nga. Venezuela đang bên bờ vực phá sản, và Nga (cùng với Trung Quốc) là một trong những đồng minh cuối cùng mà nước này còn giữ được. Caracas thậm chí đã đề nghị Moskva cơ cấu lại khoản nợ của Venezuela trong khi các lệnh trừng phạt của Mỹ càng khiến họ điêu đứng về tài chính.Sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ sẽ tiếp tục được thể hiện qua các mối quan hệ mậu dịch, đầu tư và công nghệ trên toàn cầu. Nhà Trắng sẽ triển khai những chính sách mậu dịch mới trong quý IV này, song sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục Mexico và Canada đáp ứng những yêu cầu khắt khe của mình. Rốt cuộc là Mỹ sẽ không từ bỏ Hiệp định Thương mại mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mà thay vào đó có thể đạt được một thỏa thuận nào đó với Mexico và Canada, tuy có thể là phải sang năm sau.Trong những tháng tới, tranh cãi thương mại giữa Washington với Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ nóng lên. Những cuộc điều tra của Mỹ xung quanh những quy định về chuyển giao công nghệ của Trung Quốc và một số tập quán khác liên quan đến sở hữu trí tuệ có thể đặt nền móng cho những hành động triệt để chống lại Trung Quốc, như là áp đặt hàng loạt mức thuế quan. Tuy nhiên, những động thái như vậy khó có khả năng xảy ra trước năm 2018. Mỹ cũng không phải là nước duy nhất quan ngại trước chiến lược của Bắc Kinh mua công nghệ của phương Tây. Tháng 9 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi thiết lập thêm các cơ chế để giám sát hoạt động đầu tư của những công ty được các nhà nước bên ngoài châu Âu hậu thuẫn vào những khu vực chiến lược của lục địa này.- Từ khóa :
- triều tiên
- mỹ
- hàn quốc
- tên lửa triều tiên
- nafta
- nga
- trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cân nhắc lựa chọn quân sự đối với Triều Tiên
08:21' - 09/10/2017
Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump cho rằng các thỏa thuận và các cuộc đàm phán đã khiến những nhà đàm phán Mỹ trở thành những "kẻ ngốc". Ông nhấn mạnh “chỉ có một cách duy nhất”.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ trả đũa quyết định ngừng cấp thị thực của Mỹ
07:57' - 09/10/2017
Ngày 8/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định ngừng cấp thị thực không nhập cư cho công dân Mỹ, động thái được đánh giá là nhằm trả đũa quyết định tương tự của chính quyền Mỹ đưa ra trước đó cùng ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Yếu tố khiến quan hệ thương mại Mỹ-Canada thêm căng thẳng
05:30' - 09/10/2017
Cuộc chiến thương mại giữa tập đoàn Boeing của Mỹ và tập đoàn Bombardier của Canada đang tạo ra bức tường rào mới trong quan hệ thương mại vốn đã căng thẳng giữa 2 nước.
-
Tài chính
Tổng tài sản của quỹ đầu tư quốc gia Trung Quốc vượt mốc 900 tỷ USD
08:30' - 08/10/2017
Công ty TNHH Đầu tư Trung Quốc đã lớn mạnh vượt bậc để trở thành quỹ đầu tư quốc gia lớn thứ hai trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực cắt giảm khai thác dầu mỏ mang về cho Nga hàng nghìn tỷ ruble
07:34' - 07/10/2017
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak mới công bố khoản thu nhập bổ sung mà ngân sách Nga thu được từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ đã được các nước ký kết hồi năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.