Xử lý có hiệu quả vấn đề sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng
Bắt đầu đợt 2 của Phiên họp 26, sáng 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn.
Trình bày báo cáo thẩm tra của các cơ quan Quốc hội, về lĩnh vực ngân hàng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần cho biết, các nội dung yêu cầu tại Nghị quyết số 134/2020/QH14 và Nghị quyết số 62/2022/QH15 cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, trong đó, xử lý có hiệu quả vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Kết quả xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực. Tín dụng tăng trưởng khá hợp lý, chất lượng tín dụng được cải thiện. Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật về cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu còn chậm; thiếu chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu. Việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng yếu kém còn gặp nhiều khó khăn.Báo cáo giải trình tại phiên họp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định thẩm tra của các cơ quan Quốc hội đã đánh giá khách quan công tâm với hoạt động của ngân hàng.
Về những ý kiến liên quan đến vấn đề sở hữu chéo, thao túng, "sân trước", "sân sau" trong lĩnh vực ngân hàng, Thống đốc nhấn mạnh, đây là vấn đề Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện văn bản quy định của pháp luật cũng như khi triển khai trong thực tiễn để khắc phục. Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, trên hồ sơ, đến nay, tình trạng sở hữu chéo đã cơ bản được khắc phục. Nhưng thực tế có tình trạng đứng tên hộ về sở hữu cổ phần. "Qua điều tra các vụ việc vừa qua mới phát hiện ra. Đây là vấn đề Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm", Thống đốc cho biết. Trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng, việc khắc phục tình trạng sở hữu chéo, thao túng là vấn đề trọng tâm. Dự thảo đã thiết kế một số giải pháp giảm hiện tượng sở hữu chéo như mở rộng phạm vi khái niệm có liên quan, giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng, giảm giới hạn cấp tín dụng. “Tuy nhiên, nếu chờ quy định xử lý triệt để vấn đề sở hữu chéo thì không có”, bà Nguyễn Thị Hồng nêu và cho rằng, quy định như dự thảo luật chỉ là một phần, cần phải kết hợp với các quy định khác để hoạt động của các tổ chức, cá nhân minh bạch, mới hướng tới giảm tình trạng này. Về vấn đề nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng biện pháp tiếp tục xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định, những cảnh báo được đưa ra rất cần thiết để Chính phủ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Từ nay đến cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền. Liên quan đến ngân hàng, Phó Thủ tướng cho biết, sẽ tập trung vào việc tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn, đẩy mạnh tình hình sản xuất kinh doanh. * Tình hình cháy, nổ còn diễn biến phức tạp Báo cáo tại Phiên họp về nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần nêu rõ kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện của các cơ quan liên quan tới 21 lĩnh vực. Về lĩnh vực công thương, quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được ban hành. Các giải pháp bảo đảm cung ứng điện nhằm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội được quan tâm thực hiện... Tuy nhiên, việc ban hành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia, Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa còn chậm. Cơ chế giá bán lẻ điện chưa đồng bộ với thị trường điện; tình trạng cung - cầu điện vẫn còn bất cập. Nhiều dự án thủy điện chưa chấp hành các quy định về xây dựng, quy hoạch, môi trường... Về lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, công tác công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật được triển khai quyết liệt; kéo giảm một số loại tội phạm. Công tác phòng cháy, chữa cháy được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra nhấn mạnh, tình hình cháy, nổ còn diễn biến phức tạp, số vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản chưa giảm. Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, trong đó có tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị. Qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Viện Kiểm sát các cấp đã ban hành được 14 bản kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa vi phạm và tội phạm trong hoạt động quản lý liên quan đến đất đai./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn ma trận sở hữu chéo - Bài cuối: Đâu là giải pháp căn cơ?
09:32' - 03/07/2023
Sở hữu chéo vẫn đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Dù nhiều giải pháp được đưa ra nhưng dường như những sai phạm này vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngăn ma trận sở hữu chéo - Bài 1: Cần thêm cơ chế song hành cùng rào cản kỹ thuật
09:23' - 03/07/2023
Tình trạng sở hữu chéo, thao túng hoạt động ngân hàng, cho vay "sân sau"... đang diễn biến phức tạp và ngày một tinh vi, lách luật, bất chấp nhiều giải pháp kiểm soát của cơ quan quản lý.
-
Ý kiến và Bình luận
Sở hữu chéo “bóp méo” thị trường
13:52' - 11/06/2023
Những sai phạm, hệ luỵ của sở hữu chéo ngân hàng không phải là vấn đề mới, nhưng sau hơn 1 thập kỷ bàn luận với nhiều giải pháp được đưa ra, dường như những sai phạm này vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình