Xử lý đến cùng 11 đơn vị sản xuất phân bón sai phạm nghiêm trọng
Liên quan đến việc Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát hiện sai phạm nghiêm trọng của 11 tổ chức, đơn vị doanh nghiệp được Cục Trồng trọt chỉ định chứng nhận chất lượng phân bón, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã chỉ đạo: Kiên quyết xử lý đến cùng, vi phạm đến đâu xử lý đến đấy, không có vùng cấm, không bao che, kể cả là xử lý hình sự.
Theo ông Nghiêm Phú Trường, Trưởng đoàn thanh tra, việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực phân bón, với 11 tổ chức hoạt động giám định chất lượng phân bón, Thanh tra Bộ cũng đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Cục Trồng trọt thu hồi cả 11 giấy phép hoạt động giám định phân bón.
Đồng thời đề nghị Cục Trồng trọt chỉ đạo 11 tổ chức này thu hồi tất cả các chứng nhận hợp quy đã cấp sai, cấp chưa đúng, sau đó sẽ tiếp tục tham mưu chỉ đạo Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố phối hợp quản lý thật chặt những sản phẩm đã được cấp chứng nhận hợp quy chưa đúng.
Ông Nghiêm Phú Trường nhận định, sai phạm của 11 tổ chức mà Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thanh tra mang cả yếu tố khách quan, chủ quan và cả yếu tố kinh tế.
Nhìn nhận dưới góc độ quản lý thì đây là hồi chuông cảnh báo, ngăn ngừa và răn đe với các doanh nghiệp, với cả hệ thống cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương đối với việc kiểm soát chất lượng phân bón. Nhưng về hậu quả thì khó đánh giá vì không có sự liên quan trực tiếp giữa việc này với thực trạng phân bón kém chất lượng tràn lan hiện nay.
Với những vi phạm trong quá trình chỉ định đơn vị được quyền cấp chứng chỉ hợp quy phân bón, quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao thuộc trách nhiệm của Cục Trồng trọt, Thanh tra Bộ đã có 2 buổi làm việc với Cục Trồng trọt để làm rõ, đánh giá đúng bản chất của vấn đề.
Trên quan điểm thể hiện rõ trong kết luận thanh tra, Cục Trồng trọt phải tiến hành kiểm điểm, mức vi phạm đến đâu thì xử lý đến đó, ông Nghiêm Phú Trường cho hay.
Theo ông Trường, việc vi phạm trong chứng nhận chất lượng phân bón và chất lượng phân bón lưu thông trên thị trường là hai phạm vi khác nhau.
Vi phạm trong hoạt động chứng nhận hợp quy phân bón không khẳng định được rằng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phân bón trên thị trường. Việc chấp hành pháp luật trong việc chứng nhận hợp quy phân bón tách biệt với hoạt động quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng phân bón của các doanh nghiệp.
“Trên thực tế, số liệu chính thức để kết luận phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn lan đến mức nào, có bao nhiêu vụ bị xử lý, hình thức bị xử lý ra sao thì trong phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chưa có con số tổng hợp, bao quát này”, ông Nghiêm Phú Trường nói.
Đánh giá về nguyên nhân có thể dẫn đến sai phạm trên, ông Nghiêm Phú Trường cho rằng, quản lý nhà nước về phân bón trong giai đoạn này là giai đoạn chuyển đổi phương thức quản lý.
Giai đoạn trước khi Nghị định 113/2003/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón, Nghị định 191/2007/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 113/2003/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực là quản lý phân bón bằng danh mục.
Chỉ cần có tên sản phẩm được phép kinh doanh phân bón ở Việt Nam thì hàng hóa sẽ được đưa ra thị trường. Nhà nước quản lý hậu kiểm.
Từ khi Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 về quản lý phân bón có hiệu lực (ngày 1/2/2014), phương thức quản lý là bằng quy chuẩn kỹ thuật. Mọi phân bón khi ra thị trường đều phải phù hợp với quy chuẩn tương ứng.
“Đây là giai đoạn chuyển đổi phương thức quản lý. Chính vì vậy dẫn đến những lỗ hổng kể cả trong quản lý nhà nước đối với việc quản lý ngành phân bón cũng như việc chấp hành pháp luật của các đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón”, ông Nghiêm Phú Trường đánh giá.
Mặt khác, hành lang kỹ thuật trong quản lý phân bón cũng chưa thực sự đầy đủ. Dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất nỗ lực hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật nhưng cũng chưa ban hành được. Điều này dẫn đến cách hiểu của các tổ chức chứng nhận trong quá trình thực hiện kiểm định chất lượng chưa đầy đủ, dẫn đến các vi phạm.
Trong quá trình điều tra vi phạm Thanh tra Bộ và Cục An ninh Nông nghiệp, nông thôn (A86), Bộ Công an có báo cáo và trao đổi thông tin về tình trạng vi phạm trong lĩnh vực phân bón. Cục Trồng trọt đã chủ động rà soát hoạt động chất lượng phân bón cũng thấy có nhiều vi phạm.
Theo ông Nghiêm Phú Trường, qua thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực phân bón cho thấy những vi phạm đã được phát hiện là chứng nhận chất lượng ngoài phạm vi được chỉ định; hoạt động thử nghiệm của phòng phân tích được chỉ định đều làm vượt quá giới hạn; chứng nhận chất lượng cho những sản phẩm chưa được phép lưu hành tại Việt Nam…
Theo Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, trong phạm vi quyền hạn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ quản lý các loại phân bón hữu cơ và phân bón khác và chiếm dưới 10% các sản phẩm phân bón. Các loại phân bón vô cơ còn lại thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Thọ điều tra vụ sản xuất, tiêu thụ phân bón giả
13:50' - 30/03/2016
Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị đang điều tra làm rõ vụ sản xuất, tiêu thụ và làm giả gần 30 tấn phân bón nhãn hiệu phân bón hữu cơ khoáng cho cây chè của Công ty Cổ phần Việt Tiến 27/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp phân bón đang gặp khó về thủ tục cấp phép
19:16' - 10/03/2016
Một số quy định trong Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón và Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Nghị định này đang gây khó khăn cho doanh nghiệp phân bón.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát chặt việc cấp chứng nhận chất lượng phân bón
21:34' - 10/12/2015
Chính phủ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc cấp chứng nhận chất lượng phân bón hữu cơ, phân bón khác, xử lý nghiêm các sai phạm trong cấp phép chứng nhận quản lý phân bón.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.