Xử lý nghiêm hành vi buôn bán thuốc lá điếu, thuốc lá thế hệ mới
Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, trong giai đoạn 2020-2024, Tổng cục Quản lý thị trường thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu; kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá thế hệ mới nhập lậu và không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cụ thể, giai đoạn từ năm 2020 đến quý I/2024, số vụ thanh tra, kiểm tra thuốc lá điếu nhập lậu là 9.069 vụ; vi phạm về thuốc lá điếu nhập lậu là 7.215 vụ với tổng giá trị hàng hoá vi phạm là hơn 14 tỷ đồng; vi phạm về thuốc lá thế hệ mới 707 vụ với tổng giá trị hàng hoá vi phạm là hơn 92 tỷ đồng.
Cũng theo Tổng cục Quản lý thị trường, thời gian qua Tổng cục đã chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, các Kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm và các Kế hoạch kiểm tra chuyên đề có liên quan đến mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá thế hệ mới.
Cùng đó, Tổng cục đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hành vi nhập lậu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng.
Ngoài ra, Tổng cục còn tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật chuyên đề về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong kinh doanh rượu và thuốc lá của Bộ Công Thương.
Đồng thời, ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính liên quan đến mặt hàng thuốc lá thế hệ mới.
Mặc dù quyết liệt tăng cường việc kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến thuốc lá điếu và thuốc lá thế hệ mới, tuy nhiên, theo Tổng cục Quản lý thị trường, đối với thuốc lá điếu nhập lậu, pháp luật đã có quy định cụ thể xác định thuốc lá điếu nhập lậu là hàng cấm. Do vậy, việc xác định giá trị hàng cấm để xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, hàng cấm không có giá niêm yết, không có tờ khai nhập khẩu, không có thông báo giá của cơ quan tài chính ở địa phương, không thể áp dụng giá thị trường để xác định giá trị. Đồng thời, hội đồng định giá để xác định giá trị tang vật là hàng cấm cũng không có cơ sở cho việc định giá hàng cấm.
"Do vậy, Chính phủ cần có quy định cụ thể căn cứ cho việc xác định giá trị hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu để áp dụng thống nhất"- Tổng cục Quản lý thị trường đề xuất.
Liên quan đến thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng), hiện nay chưa có cơ chế chính sách quản lý rõ ràng và quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.
Việc kinh doanh các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới không thuộc ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020, đồng thời, cũng chưa có quy định pháp luật cấm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. Vì vậy, đối với tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, buôn bán thuốc lá thế hệ mới, các cơ quan, lực lượng chức năng không có căn cứ áp dụng các quy định pháp luật xử lý hành chính hoặc hình sự đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm.
Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, "Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá" thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay chưa có cơ sở để xác định thuốc lá điện tử là sản phẩm thuốc lá và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và do vậy, chưa có quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.
Tổng cục Quản lý thị trường chỉ ra, do chưa có chính sách, quy định pháp luật về quản lý thống nhất đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới nên hiện nay các lực lượng chức năng chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá thế hệ mới về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và/hoặc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đây là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả ngăn chặn, phòng ngừa hoạt động kinh doanh thuốc lá thế hệ mới chưa cao.
Vì thế, cần khẩn trương xây dựng chính sách quản lý rõ ràng, nhất quán đối với mặt hàng thuốc lá thế hệ mới để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.
Trong thời gian tới, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý, tập trung kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu tại Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và tiếp tục tổ chức tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng khi sử dụng, đặc biệt đối tượng là giới trẻ, học sinh, sinh viên.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
08:17' - 14/05/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
-
Hàng hoá
Tạm giữ lô thiết bị đốt tinh dầu và phụ kiện thuốc lá điện tử trị giá gần 130 triệu đồng
16:32' - 13/05/2024
Tại thời điểm khám, chủ sở hữu của lô hàng hoá và không xuất trình được hoá đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đội Quản lý thị trường số 1 đã tạm giữ toàn bộ lô hàng và xử lý theo quy định.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương đề xuất quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng
17:17' - 07/05/2024
Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, đồng thời chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
20:53' - 25/04/2025
Nhiều người nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ kèm hình ảnh “nhạy cảm” và nội dung đe dọa, yêu cầu chuyển tiền, nếu không sẽ bị phát tán những hình ảnh này tại nơi công tác hoặc trên mạng xã hội.
-
Kinh tế và pháp luật
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch
10:27' - 25/04/2025
Mùa du lịch đang đến gần, đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi khiến du khách " tiền mất tật mang".
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo: Xuất hiện chiêu trò lừa đảo đặt phòng ở Măng Đen
09:29' - 25/04/2025
Thời gian gần đây, tại huyện Kon Plông (Kon Tum) đã xuất hiện hình thức lừa đảo tinh vi liên quan đến việc đặt phòng khách sạn, homestay, resort qua mạng khi du khách muốn đến thị trấn Măng Đen.
-
Kinh tế và pháp luật
200 tập đoàn truyền thông Pháp kiện Meta
07:00' - 25/04/2025
Khoảng 200 tập đoàn truyền thông Pháp, gồm kênh truyền hình và báo chí, đã đệ đơn kiện Meta, chủ sở hữu Facebook và Instagram, nhằm vào hoạt động quảng cáo trực tuyến của “gã khổng lồ” công nghệ này.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhiều sai phạm tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không
21:24' - 24/04/2025
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công khai kết luận thanh tra về việc thanh tra chuyên đề tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không (VNI).
-
Kinh tế và pháp luật
Phát hiện nhiều sai sót tại Công ty Bảo hiểm Liên hiệp
20:04' - 24/04/2025
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công khai kết luận thanh tra về việc thanh tra chuyên đề tại Công ty Bảo hiểm Liên hiệp (UIC).
-
Kinh tế và pháp luật
Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sắp hầu tòa trong vụ khai thác trái phép đất hiếm
12:48' - 24/04/2025
Phiên tòa dự kiến xét xử vào ngày 12/5 và diễn ra trong 10 ngày.
-
Kinh tế và pháp luật
Thuế quan của Mỹ: Liên minh gồm 12 bang kiện chính quyền của Tổng thống D.Trump
09:38' - 24/04/2025
Ngày 23/4, liên minh gồm 12 bang của Mỹ đã đệ đơn kiện phản đối thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump, cho rằng tổng thống không thể áp dụng thuế quan nếu không có sự chấp thuận Quốc hội.
-
Kinh tế và pháp luật
EU phạt Apple và Meta gần 800 triệu USD vì vi phạm các quy tắc cạnh tranh
07:00' - 24/04/2025
Ngày 23/4, Liên minh châu Âu (EU) quyết định phạt 2 “đại gia” công nghệ Apple và Meta của Mỹ tổng cộng 700 triệu euro (798 triệu USD) vì vi phạm các quy tắc cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật số.