Xử lý nợ xấu ngân hàng có nhiều tín hiệu tích cực
Mặc dù chất lượng tài sản của các ngân hàng vẫn còn diễn biến phức tạp, tuy nhiên với triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản, vấn đề xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng được kỳ vọng có nhiều cải thiện, nhất là trong khâu thanh lý tài sản đảm bảo.
Đặc biệt, việc luật hóa một số quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản và giảm thiểu nợ xấu trong thời gian tới.
* Kỳ vọng khung pháp lý mới
Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng đang là áp lực đối với lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt đặt trong bối cảnh hiện tại khi năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá để về đích cả nhiệm kỳ 2021-2025 và Chính phủ đã đề ra mục tiêu đạt mức tăng trưởng ít nhất 8%. Nguyên nhân nợ xấu gia tăng chủ yếu do kinh tế toàn cầu còn nhiều rủi ro và thách thức; kinh tế trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn, chịu tác động khó lường của tình hình thế giới và diễn biến phức tạp của thiên tai. Trong khi đó, thị trường chứng khoán, trái phiếu, thị trường bất động sản phục hồi còn chậm; thị trường mua bán nợ chưa phát triển như kỳ vọng. Năng lực quản trị của một số tổ chức tín dụng còn bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro. Đáng chú ý, một số nội dung của Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chưa được luật hóa đã ảnh hưởng đến việc xử lý, thu hồi nợ của một số tổ chức tín dụng và tổ chức mua bán, xử lý nợ. Tại kỳ họp Quốc hội tháng 5/2025, các đại biểu sẽ cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng, trong đó có nội dung luật hóa một số quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14. Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục luật hóa các quy định đã phát huy tốt hiệu quả khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực, bao gồm quy định về quyền thu giữ tài sản đảm bảo; kê biên tài sản đảm bảo của bên phải thi hành án; hoàn trả tài sản đảm bảo là vật chứng trong vụ án hình sự và bổ sung quy định về hoàn trả tài sản đảm bảo là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Vấn đề này được giới phân tích đánh giá cao, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác xử lý nợ xấu. Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng được xem là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản và giảm thiểu nợ xấu. Theo Tiến sĩ Lê Trường Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ra đời trong bối cảnh đặc thù cho phép tổ chức tín dụng thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm mà không cần phải chờ bản án có hiệu lực thi hành, với điều kiện ràng buộc nghiêm ngặt về thủ tục, công khai và phối hợp hành chính. Cơ chế thí điểm này trong thời gian có hiệu lực đã góp phần tích cực vào việc xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả thu hồi vốn, và tăng cường kỷ luật tín dụng trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, sự chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã kéo theo một khoảng trống pháp lý đáng kể. Các tổ chức tín dụng hiện không còn cơ sở pháp lý để đơn phương thu giữ tài sản bảo đảm ngay cả khi có thỏa thuận. Dẫn đến hệ quả là khả năng xử lý nợ xấu bị hạn chế, chi phí pháp lý tăng cao và rủi ro tranh chấp dân sự – hình sự gia tăng. Do đó, Tiến sĩ Lê Trường Sơn cho rằng, việc sớm luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo hướng có điều kiện, minh bạch và kiểm soát được rủi ro là đòi hỏi cấp thiết cả từ phương diện pháp lý, quản trị rủi ro tín dụng và yêu cầu ổn định hệ thống tài chính quốc gia. Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2 cũng cho rằng, việc luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 cũng tác động tích cực đến kết quả xử lý nợ xấu. Theo ông Lệnh, khi luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay sẽ góp phần xử lý nợ xấu có hiệu quả do giảm chi phí và thời gian xử lý. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp khách hàng cố ý chây ỳ trong việc hợp tác với ngân hàng để xử lý tài sản đảm bảo cũng như trách nhiệm trả nợ vay ngân hàng.Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/xu-ly-no-xau-ngan-hang-co-nhieu-tin-hieu-tich-cuc-20250523164806305.htm
- Từ khóa :
- nợ xấu
- tín dụng
- ngân hàng nhà nước
- ngân hàng thương mại
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm nợ vay để xử lý nợ xấu cho tổ chức tín dụng
15:44' - 22/05/2025
Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội hết hiệu lực đã tạo ra khoảng trống pháp lý, khiến tỷ lệ nợ xấu toàn ngành vượt ngưỡng cảnh báo 3% theo thông lệ quốc tế.
-
Ngân hàng
Sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng giúp tăng hiệu quả xử lý nợ xấu
12:14' - 15/05/2025
Việc sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng giúp giải quyết những điểm nghẽn về thể chế nhằm thúc đẩy xử lý nợ xấu, tăng tính an toàn và lành mạnh cho hệ thống ngân hàng.
-
Ý kiến và Bình luận
TS. Nguyễn Quốc Hùng: Sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 giúp thu hồi nợ xấu một cách minh bạch, an toàn
16:17' - 09/05/2025
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chia sẻ làm rõ một số nội dung trọng tâm tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Doanh nghiệp Trung Quốc đặt cược vào kịch bản đồng NDT giảm giá
19:03'
Các doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc đang chuẩn bị cho kịch bản đồng NDT sẽ duy trì ổn định trong thời điểm hiện tại và sau đó sẽ giảm giá khi căng thẳng thương mại với Mỹ kéo dài.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước cập nhật tiến độ sửa Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng
17:47'
Ngân hàng Nhà nước đang tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng.
-
Ngân hàng
Khẳng định cam kết đồng hành cùng nữ doanh nhân
11:54'
VPBankSME – phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) – đã xuất sắc giành giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp nữ chủ 2025”.
-
Ngân hàng
Tín dụng tăng mạnh, chạm mốc 17,2 triệu tỷ đồng
10:44'
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2025, tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024, tăng 19,32% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 8/7: Giá USD và NDT giảm tiếp
09:00'
Tỷ giá USD hôm nay 8/7 tại Vietcombank giao dịch ở mức 25.970 VND/USD (mua vào) và 26.330 VND/USD (bán ra), giảm 25 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Chinh phục thế hệ trẻ, VPBank Prime nhận giải thưởng quốc tế danh giá
17:34' - 07/07/2025
Thương hiệu tài chính VPBank Prime không ngừng mở rộng, khẳng định vị thế trong phân khúc khách hàng trẻ nhờ giải pháp linh hoạt, công nghệ thân thiện và trải nghiệm số hóa toàn diện.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 7/7: Giá ngoại tệ giảm nhẹ trong sáng đầu tuần
08:55' - 07/07/2025
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.995 - 26.355 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 15 đồng ở cả chiều mua và bán so với sáng 4/7.
-
Ngân hàng
Đồng euro tăng giá mạnh đang đe dọa mục tiêu lạm phát
07:38' - 07/07/2025
Từ tháng 1/2025, đồng euro đã tăng giá khoảng 14%, gây ra lo ngại cho nhiều quan chức ECB sau khi lạm phát khu vực chạm mục tiêu 2% trong tháng 6/2025.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể tăng lãi suất vào cuối năm 2025
20:21' - 05/07/2025
Lạm phát tại Nhật Bản đang tăng mạnh một cách đáng ngạc nhiên, làm dấy lên khả năng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ nâng lãi suất vào cuối năm nay.