Xử lý tài sản công sau khi sáp nhập một số bộ, ngành và cơ quan báo chí
Trả lời câu hỏi của báo chí chiều 18/12 về việc xử lý tài sản công sau khi sáp nhập các bộ, ngành, cơ quan báo chí, Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính), ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết: Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn xử lý tài cản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Do quá trình tổng kiểm kê diễn ra đồng thời với công tác tinh gọn, hợp nhất bộ máy trong hệ thống chính trị và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, ông Nguyễn Tân Thịnh nhận định, sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tổng kiểm kê.
"Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã lường trước được tình huống này và đưa ra một số giải pháp. Trong đó, ban hành văn bản hướng dẫn về xử lý tài sản của cơ quan, đơn vị sắp xếp lại, các đơn vị phải kiểm kê lại toàn bộ tài sản của đơn vị cũ, khi Đề án được phê duyệt sẽ chuyển các tài sản đó sang cơ quan mới. Đối với các đơn vị phải tinh gọn, sắp xếp lại, vẫn phải kiểm kê bình thường và có trách nhiệm bàn giao sang cho đơn vị mới tiếp nhận tài sản đó theo hướng tránh thất thoát tài sản", Cục trưởng Cục Quản lý Công sản nhấn mạnh.
Đề cập về kế hoạch Tổng kiểm kê tài sản công có quy mô lớn trên toàn quốc, Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) Nguyễn Tân Thịnh chia sẻ, thực tế nhiều tài sản công không có hồ sơ tài liệu đầy đủ, một số đơn vị kê khai sơ sài, thiếu chính xác, dẫn đến giá trị tài sản công được kê khai không phản ánh đúng nguồn lực tích lũy.
Việc tổng kiểm kê là nhiệm vụ chính trị lớn của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và năm 2025 để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý, sử dụng, khai thác, huy động có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, nhiều tài sản sau khi đầu tư xây dựng, được bàn giao, nhưng không có hồ sơ tài liệu. Có những loại tài sản phải đánh giá lại định kỳ, nhưng nhiều đơn vị không thực hiện. Ngoài ra, một số tài sản được biếu, tặng sử dụng, phải xác lập quyền sở hữu nhưng việc hạch toán chưa đầy đủ, chính xác và chưa xác lập quyền sở hữu theo quy định. Do đó, Quốc hội đã có Nghị quyết 74 chỉ đạo Chính phủ thực hiện tổng kiểm kê.
"Tổng kiểm kê giúp nắm được thực trạng của tài sản, đánh giá công tác hạch toán, sử dụng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị để khai thác tốt hơn tài sản công với vai trò nguồn lực của Nhà nước. Phù hợp với Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công sản Trần Diệu An cho biết, đối tượng gồm các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, với các tài sản đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định (trừ tài sản đặc biệt tại các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và tài sản thuộc danh mục bí mật nhà nước). Ngoài ra, tài sản kiểm kê còn gồm kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, khu công nghệ thông tin tập trung, đê điều... do Nhà nước đầu tư và quản lý.
Thời điểm chốt số liệu kiểm kê được xác định là 0 giờ ngày 1/1/2025. Theo đó, các tài sản công hình thành sau mốc thời gian này sẽ không thuộc phạm vi tổng kiểm kê. Quy trình chuẩn bị gồm rà soát pháp luật, khảo sát thực tế, xây dựng biểu mẫu và chỉ tiêu kiểm kê. Việc kiểm kê thử nghiệm đã được triển khai tại 2 Bộ (Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải) cùng với 6 địa phương: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Kạn, và Quảng Ninh.
Về kế hoạch triển khai Đề án 213 thời gian tới, đại diện Bộ Tài chính cho biết, đến ngày 31/12/2024 sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị phục vụ Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Đến ngày 31/3/2025 hoàn thành việc kiểm kê của các đối tượng thực hiện kiểm kê. Đến ngày 15/6/2025, các bộ, ngành, địa phương báo cáo về Bộ Tài chính.
Đến ngày 31/7/2025, Bộ Tài chính hoàn thành việc tổng hợp kết quả kiểm kê, xây dựng báo cáo tổng hợp về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý trên phạm vi cả nước, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tài sản thực hiện kiểm kê gồm: Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định (trừ tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tài sản thuộc danh mục bí mật nhà nước).
Ngoài ra, còn có tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý gồm: Tài sản kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông (Đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy nội địa, hàng hải); KCHT cấp nước sạch, KCHT thủy lợi, KCHT thương mại là chợ, KCHT cụm công nghiệp, khu công nghiệp, KCHT khu kinh tế, KCHT khu công nghệ cao, KCHT khu công nghệ thông tin tập trung, KCHT ứng phó với biến đổi khí hậu là đê điều, KCHT cảng cá, KCHT thuộc thiết chế văn hóa, thiết chế thể thao ở cơ sở (cấp xã, cấp thôn), làng văn hóa, KCHT kỹ thuật là không gian xây dựng ngầm đô thị.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của ủa Việt Nam
21:11' - 18/12/2024
Thủ tướng đề nghị USABC và các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác về thương mại, chuyển giao công nghệ, đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
-
Tài chính
Tổng kiểm kê tài sản công và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước quản lý
18:59' - 18/12/2024
Chiều 18/12, Bộ Tài chính đã tổ chức Họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Trị hoàn thành tinh gọn bộ máy trước ngày 15/1/2025
15:51' - 18/12/2024
Dự kiến, Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của tỉnh Quảng Trị sẽ hoàn thành phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Quảng Trị trước ngày 15/1/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Dương dự kiến hoàn thành tinh gọn bộ máy trong tháng 2/2025
20:54' - 17/12/2024
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi khẳng định, việc thực hiện Nghị quyết 18 không thể chậm trễ. Bình Dương sẽ triển khai các biện pháp phù hợp để xây dựng bộ máy tinh gọn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Ninh Bình còn 7 huyện, thành phố và 125 xã, phường, thị trấn
18:10' - 17/12/2024
Sau sắp xếp, tỉnh Ninh Bình có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5 huyện và 2 thành phố; 125 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 101 xã, 18 phường và 6 thị trấn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
22:02' - 18/12/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của ủa Việt Nam
21:11' - 18/12/2024
Thủ tướng đề nghị USABC và các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác về thương mại, chuyển giao công nghệ, đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
19:28' - 18/12/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc
19:18' - 18/12/2024
Chiều 18/12, tại thành phố Lạng Sơn đã diễn ra cuộc Hội đàm về thúc đẩy hợp tác phát triển Việt Nam - Trung Quốc giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Bình Dương
19:06' - 18/12/2024
Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Bình Dương, với 357 dự án có tổng vốn gần 6 tỷ USD. Các doanh nghiệp lớn như Panasonic, Toshiba và Aeon Mall đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế lớn nhất châu Á
17:52' - 18/12/2024
Theo trang Seasia Stats, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô dự kiến năm 2025 đạt khoảng 506 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Lựa chọn các dự án có tính chất cấp bách để ưu tiên bố trí nguồn vốn
16:40' - 18/12/2024
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cần xác định công tác điều phối thực hiện các dự án vùng, liên vùng, là nhiệm vụ trọng tâm để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành các dự án đúng tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hải Phòng thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị
16:31' - 18/12/2024
Chiều 18/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi
16:23' - 18/12/2024
Chiều 18/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham dự khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi, Hải Phòng.