Xử lý video sai phạm trên mạng xã hội: "Cuộc rượt đuổi giữa chính và tà"
Trước phản ánh của các cơ quan báo chí về tình trạng nhiều ca sỹ, KOL (người có ảnh hưởng đến dư luận chủ chốt trong một lĩnh vực, được sử dụng trong Marketing để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ) và influencer (người có tầm ảnh hưởng - thường là một cá nhân có uy tín và sức ảnh hưởng lớn trên cộng đồng trực tuyến, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội) quảng bá cho các website cá cược đổi thưởng, tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 6/3, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã thông tin về các giải pháp chấn chỉnh tình trạng này.
Theo ghi nhận của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện tượng một số diễn viên, ca sĩ, KOL và influencer có lượng theo dõi cao quảng bá cho các website cờ bạc đổi thưởng tiếp tục tái diễn. Đáng chú ý, đa số người hâm mộ theo dõi những người nổi tiếng này còn ở độ tuổi trẻ, dễ bị tác động về tâm lý và hành vi.
Ông Lê Quang Tự Do cho biết, đây không phải là sự việc mới. Thời gian trước đã có một số nghệ sỹ có hình thức quảng cáo trá hình (mặc áo có đường link dẫn đến các trang web cờ bạc) nhảy múa, ca hát trên mạng xã hội. Các Sở Thông tin và Truyền thông đã xử lý nghiêm các trường hợp này. Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử sẽ ghi nhận phản ánh của các cơ quan báo chí để tiếp tục xử lý. Đối với trường hợp đã rõ ràng, việc xử lý rất dễ dàng, nhưng nếu nghệ sỹ, người nổi tiếng đó cố tình vi phạm nhưng che giấu, sẽ có các biện pháp xử lý khác, không chỉ có xử phạt vi phạm hành chính.
Bộ Thông tin và Truyền thông mong các cơ quan báo chí tiếp tục phát hiện và cảnh báo; đồng thời đề nghị các cơ quan hữu quan của các Bộ: Công an, Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng phối hợp với Bộ để xử lý mạnh tay đối với hiện tượng này.
Liên quan đến việc xử lý các livestream để lừa đảo, thậm chí thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết: Các công ty quản lý các nền tảng xuyên biên giới hiện đã có công cụ giám sát video nhưng công cụ này chỉ có thể giám sát được các video khi đã được tải về, chứ chưa thể giám sát các video qua hình thức livestream và các nền tảng chiếu phim trực tuyến, Lợi dụng việc này, một số đối tượng đã sử dụng tính năng livestream để cung cấp dịch vụ nhạy cảm, lừa đảo..., sau đó xóa dấu vết nhanh. Cơ quan quản lý nhà nước đã làm việc với các nền tảng xuyên biên giới, đồng thời yêu cầu phát triển các công cụ giám sát, qua đó tăng tính trách nhiệm trong việc rà soát, ngăn chặn nội dung độc hại của các công ty này; đồng thời làm việc với các công ty công nghệ lớn (Viettel, FPT) để đặt hàng công cụ phát hiện.
Đây là "cuộc rượt đuổi giữa chính và tà", ông Lê Quang Tự Do cho biết và đề nghị trong khi các công cụ giám sát chưa được hoàn thiện, rất cần đến "tai, mắt" của quần chúng nhân dân và các cơ quan báo chí. Khi phát hiện các livestream hay video sai phạm, có thể chụp màn hình, quay video giúp cơ quan quản lý có đủ sở cứ để xử lý, nhất là đối với những người nổi tiếng, nghệ sỹ, KOL.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Mạnh tay xử lý các thuê bao sở hữu nhiều SIM điện thoại
19:25' - 06/03/2024
Đến nay tròn 1 năm kể từ thời điểm Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu nhà mạng viễn thông cương quyết dừng hoạt động của các thuê bao (SIM điện thoại) có thông tin không chính xác.
-
Kinh tế và pháp luật
Ngăn chặn việc phát ngôn lệch chuẩn và buôn bán hàng giả trên mạng xã hội
18:28' - 06/03/2024
Theo quy định, mức xử phạt đối với hành vi phát ngôn lệch chuẩn trên mạng xã hội từ 5 đến 10 triệu đồng; các Sở Thông tin và Truyền thông thường lựa chọn mức xử phạt 7,5 triệu đồng.
-
Kinh tế và pháp luật
Cẩn trọng mắc bẫy lừa đảo chiếm đoạt tiền trên mạng xã hội
15:58' - 04/03/2024
Hiện nay, nhiều đối tượng xấu lợi dụng sự phát triển của công nghệ, đặc biệt sự hoàn thiện của công nghệ giả dạng hình ảnh, giọng nói, công nghệ trí tuệ nhân tạo... để tiến hành các hành vi lừa đảo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00' - 22/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội bị truy tố
20:55' - 21/11/2024
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật nhiều cán bộ Sở Nội vụ Gia Lai
10:57' - 21/11/2024
Tỉnh ủy Gia Lai ban hành quyết định kỷ luật ông Nguyễn Đình Tiến (Giám đốc Sở Nội vụ) bằng hình thức khiển trách.
-
Kinh tế và pháp luật
18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos vì gian lận tài chính
09:53' - 21/11/2024
Ngày 20/11, tòa án New York, Mỹ đã kết án 18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos, Bill Hwang vì gian lận tài chính liên quan đến vụ sụp đổ quỹ này vào năm 2021, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án trường học có cần giấy phép môi trường?
07:00' - 21/11/2024
Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải bảo đảm đáp ứng đồng thời quy định tại Khoản 8 Điều 3 và Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh được xác định là chủ mưu
21:12' - 20/11/2024
Trong vụ án này, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) được xác định có vai trò cầm đầu, chủ mưu.
-
Kinh tế và pháp luật
Công chức lãnh đạo, quản lý bị xem xét miễn nhiệm khi nào?
07:00' - 20/11/2024
Ông Đ.V.P làm Phó Trưởng phòng tại cơ quan cấp sở. Tháng 4/2021, cơ quan thực hiện sắp xếp lại tổ chức theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, từ 5 phòng xuống còn 4 phòng.
-
Kinh tế và pháp luật
Điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề y
07:00' - 19/11/2024
Theo quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 135 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP điều kiện cấp điều chỉnh giấy phép hành nghề.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Thu giữ số tài sản khoảng 4.900 tỷ đồng từ các bị cáo
21:14' - 18/11/2024
Theo Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tổng số tiền đang tạm giữ trong tài khoản của cơ quan này là hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD (tương đương 685 tỷ đồng).