Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh: Mừng hay lo?
Thời gian gần đây, xuất khẩu cá tra sang các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Mexico… liên tục gặp khó khăn đã buộc các doanh nghiệp xuất khẩu tìm hướng chuyển các sang thị trường mới, đặc biệt là Trung Quốc.
Với khả năng tiêu thụ tốt, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đã liên tục tăng mạnh và được dự báo sẽ là thị trường nhập khẩu cá tra chính trong năm 2017. Tuy vậy, vẫn có không ít ý kiến lo ngại khi xuất khẩu sang thị trường này.
Dư địa thị trường lớn
Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), xuất khẩu cá tra trong tháng 1/2017 đạt giá trị hơn 120 triệu USD, giảm 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ và EU là 2 trong số những thị trường nhập khẩu chính chiếm 32% tổng giá trị cũng giảm mạnh nhập khẩu, lần lượt là 40,9% và 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng thị trường Trung Quốc vẫn đạt 17,7 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong 5 năm trở lại đây, tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc tăng từ 24,2 - 88,7%/năm. Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường năm 2016 đạt gần 305 triệu USD, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2015 và tăng gấp 4,17 lần so với 5 năm trước đó (năm 2012).Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, nhu cầu thu mua cá tra tiêu dùng nội địa tại các nhà hàng, khách sạn, bữa ăn trường học, công ty… của Trung Quốc tăng mạnh. Điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu sang thị trường này.
Ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hùng Vương cho biết, thị trường xuất khẩu chính của cá tra trong năm 2017 không phải là Mỹ mà là Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông).Mặc dù trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Mỹ nhiều hơn Trung Quốc khoảng 50 triệu USD, tuy nhiên dự báo tăng trưởng xuất khẩu cá tra vào thị trường Trung Quốc trong năm 2017 sẽ trên 30%, với kim ngạch hơn 400 triệu USD.
Theo ông Minh, sở dĩ cá tra cạnh tranh được ở thị trường Trung Quốc là cạnh tranh với con cá chép. Người lớn và trẻ em Trung Quốc thường không sử dụng cá chép vì sợ hóc xương và giá cá tra phù hợp với túi tiền của người dân hơn.Nếu chỉ cần một người dân Trung Quốc ăn 1 con cá/năm thì sản lượng cá tra của Việt Nam đã lên 1,4 triệu tấn, chứ không cần thị trường khác.
Mặt khác, khi mặt hàng này được nhập vào thị trường Mỹ hay EU thì chỉ đơn thuần chế biến dạng phile, còn Trung Quốc là một quốc gia có văn hóa ẩm thực phong phú, mặt hàng cá tra được chế biến hàng trăm món ăn khác nhau.
Liên quan đến những lo ngại rủi ro khi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, một số doanh nghiệp cho rằng điều này không có gì đáng lo ngại. Bởi nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủy sản ở Trung Quốc không giống so với các mặt hàng khác.Người dân Trung Quốc đang từng bước sử dụng mặt hàng thủy sản nhiều hơn các sản phẩm thịt, do môi trường nuôi trồng thủy sản ngày càng thu hẹp vì tình trạng ô nhiễm môi trường đang gia tăng.
Riêng sản phẩm tôm, có lúc thừa lúc thiếu, các doanh nghiệp Trung Quốc có nhiều sự lựa chọn, có thể mua hàng ở Indonesia, Ấn Độ, Ecuador…, nơi nào có giá tôm rẻ thì họ mua. Còn cá tra thì hiện nay không thể thay thế được ở thị trường Trung Quốc.Bản thân người dân Trung Quốc đang nuôi cá chép và cá rô phi nhưng có giá cao hơn so với cá tra từ 30-40%, do vậy cá tra nhập khẩu vẫn được đánh giá có tính hấp dẫn hơn rất nhiều.
Vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Mặc dù dư địa thị trường và tiềm năng xuất khẩu khá lớn, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là khâu thanh toán.
Theo ghi nhận của VASEP từ các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đề nghị chỉ đặt cọc khoảng 30% tổng tiền lô hàng cá tra, cộng với giá vận chuyển trung bình một lô hàng cá tra tới cửa khẩu khoảng 45 - 47 triệu đồng.
Nếu container tới cửa khẩu và phía bạn nhận hàng thì doanh nghiệp được, còn nếu không thì coi như mất trắng.
Bên cạnh đó, tiền thanh toán các đơn hàng cá tra xuất sang Trung Quốc khá đa dạng, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp nước này chỉ trả bằng tiền đồng giống như việc tiêu thụ nội địa. Điều này khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi sang các loại tiền tệ khác. Mặt khác, phần lớn sản phẩm cá tra xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ở 2 dạng chính: cá tra xẻ bướm và philê.Một số doanh nghiệp cho rằng, với sản phẩm cá tra xẻ bướm, nếu khách hàng Trung Quốc mua thì có giá tốt, lượng hàng lớn nhưng nếu không mua thì khó có thể xuất sang thị trường khác.
Hiện nay, các đối tác Trung Quốc thường mua cá tra Việt Nam về để chế biến hàng giá trị gia tăng với giá bán tăng hơn gấp 10 lần so với giá nhập khẩu. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường nhập khẩu hàng. Dưới góc độ của một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước cho rằng, muốn phát triển bền vững và hiệu quả một ngành hàng xuất khẩu thì cơ cấu thị trường rất quan trọng.Mặc dù thị trường Trung Quốc tăng trưởng nhanh, nhưng chủ yếu lại nhập hàng thô. Với cách mua này, các doanh nghiệp Việt chủ yếu làm gia công cho họ, còn phần giá trị gia tăng của sản phẩm thì không thể có được.
Không những vậy, các thương lái, doanh nghiệp Trung Quốc thường đến tận các vùng nguyên liệu để thu mua nguyên liệu không theo tiêu chuẩn nào, gây nên tình trạng nhiễu loạn thị trường. Hơn nữa, hiện nay một số doanh nghiệp nước ngoài đang thuê nhà máy hoặc gia công sản phẩm cá tra Việt Nam rồi vận chuyển bằng đường bộ sang tiêu thụ tại Trung Quốc qua đường tiểu ngạch không qua kiểm soát.Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu đồng thời thiếu công bằng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trước tình hình này, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo, các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cần lưu ý các trường hợp trên để tránh rủi ro, gây bất lợi cho ngành trong thời gian tới. Điều quan trọng nhất, dù doanh nghiệp có xuất khẩu sang Trung Quốc dưới bất cứ con đường thương mại nào, là chính ngạch hay tiểu ngạch thì người nuôi và doanh nghiệp cũng cần duy trì việc nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra để không bị ép giá, cạnh tranh thiếu công bằng./.
Cá tra Việt và cuộc chiến giữ hình ảnh ở thị trường EU

Tin liên quan
-
Thị trường
Giá cá tra nguyên liệu có xu hướng tăng
09:29' - 08/03/2017
Cá tra nguyên liệu tại hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng tăng do nhu cầu thu mua của các công ty khá lớn và nguồn cung dự báo thiếu hụt trong cả năm 2017.
-
Kinh tế & Xã hội
Giá cá tra tăng, nông dân vẫn ngại thả nuôi
10:13' - 22/02/2017
Trong những ngày cuối tháng 2/2017, giá cá tra nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long đã chạm ngưỡng 25.000 đồng/kg và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng.
-
Hàng hoá
Giá cá tra tăng
09:21' - 21/02/2017
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, hiện giá cá tra thịt và cá tra giống trên địa bàn đều tăng.
-
Kinh tế & Xã hội
Cá tra Việt và cuộc chiến giữ hình ảnh ở thị trường EU
17:47' - 17/02/2017
Xuất khẩu cá tra trong năm 2017 sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng rất lớn, do tác động tiêu cực từ những thông tin bôi nhọ của truyền thông nước ngoài.
-
Hàng hoá
Sản lượng cá tra tháng 1 đạt trên 71.000 tấn
12:46' - 14/02/2017
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 1 năm 2017 ước đạt 210.000 tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Giá thủy sản có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Thông tin mới về thu phí hành trình tham quan trên vịnh Hạ Long
16:22'
Ngày 26/4, Ban Quản lý vịnh Hạ Long thông tin về việc triển khai thu phí đối với các hành trình tham quan trên vịnh Hạ Long theo Nghị quyết số 51/2025/NQ-HĐND ngày 26/2/2025 của HĐND tỉnh Quảng Ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh công bố 50 sự kiện, hoạt động tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực
15:37'
Ngày 26/4, tại Tp Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ công bố và khai mạc triển lãm 50 tác phẩm văn học nghệ thuật, 50 công trình, cụm công trình và 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của Thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắt nhóm đối tượng sản xuất và buôn bán số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật giả
15:34'
Ngày 26/4, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật.
-
Kinh tế & Xã hội
Hai tàu hàng va chạm trong đêm, cảnh báo tràn dầu trên sông
14:48'
Ngày 26/4, UBND huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã có báo cáo nhanh về vụ va chạm giữa 2 tàu chở hàng tại khu vực sông Lòng Tàu, xảy ra tối 25/4, thuộc xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.
-
Kinh tế & Xã hội
Thách thức và định hướng phát triển của Hải quan, Cục Thuế khu vực XVI
14:29'
Sự sáp nhập các đơn vị hải quan và thuế khu vực XVI là một bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hải quan tại ba tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội chỉnh trang hạ tầng đô thị chào mừng 50 thống nhất đất nước
13:03'
Ngày 26/4 Sở Xây dựng Hà Nội thông báo kế hoạch chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đô thị, đảm bảo mỹ quan đô thị phục vụ sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lễ 30/4-1/5.
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Tây Ninh
12:35'
Ngày 26/4, tỉnh ủy Tây Ninh công bố Quyết định số 2063-QĐNS/TW của Ban Bí thư về việc điều động, chỉ định ông Đoàn Trung Kiên tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Lật xe khách ở Tam Đảo: Hai người tử vong, nhiều người bị thương
12:19'
Thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, một vụ lật xe khách vừa xảy ra vào sáng 26/4 tại đường lên thị trấn Tam Đảo khiến nhiều người thương vong.
-
Kinh tế & Xã hội
TP. Hồ Chí Minh khởi công mở rộng đường Nguyễn Thị Định kinh phí 2.000 tỷ đồng
10:51'
Đường Nguyễn Thị Định đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Mỹ Thủy dài gần 2km sẽ được mở rộng với kinh phí đầu tư 2.000 tỷ đồng. Dự án được UBND thành phố Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) khởi công sáng 26/4.