Xuất khẩu các sản phẩm gỗ có thể đạt 10,5 tỷ USD trong năm 2019
Chiều 21/2, tại Hà Nội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) và Tổ chức Forest Trends tổ chức Hội thảo “Công bố báo cáo thường niên ngành công nghiệp gỗ Việt Nam”.
Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, năm 2018 là năm thành công rực rỡ của ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ đạt trên 8,9 tỷ USD (không tính các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ), tăng 14,5% so với năm 2017.
Đáng chú ý là nguyên liệu cho chế biến gỗ trong nước đã chiếm 75%, chỉ nhập khẩu nguyên liệu 25%.
Các doanh nghiệp trong nước đã chiếm 53% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp trong nước đang vươn lên mạnh mẽ.
Các doanh nghiệp đã phát triển trên cả 3 miền một cách toàn diện và đồng đều, ông Nguyễn Tôn Quyền cho hay.
Ngành gỗ hiện có 867 doanh nghiệp FDI hiện đang hoạt động, với tổng vốn đầu tư khoảng 5,5 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI chủ yếu hoạt động trong mảng chế biến đồ gỗ xuất khẩu, tiếp đến là mảng công nghiệp phụ trợ và sản xuất ván.
Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là các quốc gia có số lượng các dự án đầu tư vào ngành gỗ lớn nhất. Số doanh nghiệp FDI của 3 quốc gia này chiếm 63% trong tổng số các doanh nghiệp FDI của toàn ngành.
Số doanh nghiệp FDI của Nhật Bản đứng thứ 3 nhưng có tỷ trọng nguồn vốn đăng ký đứng thứ 2.
Nhìn chung, các dự án FDI của ngành gỗ có quy mô vốn tương đối nhỏ, trung bình khoảng từ 4-5 triệu USD/dự án.
Bình Dương là địa phương có số lượng doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành gỗ lớn nhất, chiếm gần 53% trong tổng các doanh nghiệp FDI đăng kí, tiếp đến là Thành phố Hồ Chí Minh 10,4% và Đồng Nai 9%.
Trong số các doanh nghiệp FDI hiện đang hoạt động, có 529 doanh nghiệp, chiếm 61% tổng số doanh nghiệp FDI trực tiếp có hoạt động xuất khẩu.
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này đạt gần 4 tỷ USD, chiếm gần 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành gỗ.
Theo ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends, con số gần 47% là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trong ngành gỗ nhỏ hơn rất nhiều so với con số về kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI nói chung (72%).
Điều này cho thấy các doanh nghiệp của Việt Nam trong ngành gỗ đã có những nỗ lực và vai trò rất lớn trong xuất khẩu.
Tuy nhiên, so sánh ở góc độ khác, các doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu chỉ chiếm gần 20% trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu gỗ nhưng chiếm gần 47% trong tổng kim ngạch.
Còn lại là các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm 53% trong tổng kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ. Điều này cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa 2 nhóm.
Ông Tô Xuân Phúc cho rằng, sự chênh lệch này có lẽ phản ánh những khác biệt về một số khía cạnh giữa 2 nhóm, bao gồm quy mô vốn đầu tư, trình độ khoa học công nghệ, chất lượng lao động và tiếp cận thị trường xuất khẩu sản phẩm.
Nhận định về năm 2019, ông Nguyễn Tôn Quyền cho rằng, tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm gỗ vẫn tiếp tục được duy trì ở mức hai con số và có thể đạt 10,5 tỷ USD như ngành nông nghiệp đã đặt ra.
Để đạt mục tiêu trên, theo ông Tô Xuân Phúc, trước mắt, ngành cần kiểm soát chặt chẽ tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu, đặc biệt là nguyên liệu từ các nguồn có rủi ro cao.
Để làm được điều này, các ngành chức năng phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu nhập khẩu; phối hợp với các cơ quan chức năng của các quốc gia cung cấp gỗ nguyên liệu nhằm tiếp cận với các thông tin về gỗ nhập khẩu.
Các hội, hiệp hội cần thu nhập, chia sẻ thông tin về thực trạng của các nguồn cung gỗ nguyên liệu, khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện trách nhiệm giải trình nhằm xây dựng một chuỗi cung ứng gỗ sạch.
Về dài hạn, ngành gỗ Việt Nam cần đi theo hướng chuyển đổi từ các sản phẩm thô sang các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
Tăng trưởng của ngành không nên chỉ chú trọng vào mở rộng về kim ngạch thông qua việc gia tăng lượng xuất khẩu. Đã đến lúc ngành cần chú trọng thúc đẩy tăng trưởng về chất lượng.
"Điều này đòi hỏi ngành cần có sự thay đổi đồng bộ trong tất cả các khâu của chuỗi cung, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển mẫu mã, hình ảnh, thương hiệu sản phẩm", ông Tô Xuân Phúc nhận định./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững
11:56' - 21/02/2019
Nguồn nguyên liệu hợp pháp bền vững trong nước ngày càng chủ động sẽ là lợi thế của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, đồng thời duy trì được khả năng xuất siêu ở mức cao hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang EU phải có giấy phép FLEGT
17:00' - 07/01/2019
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sản phẩm gỗ sang 28 nước của EU, chủ yếu là sản phẩm gỗ ngoài trời. Việt Nam không xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang EU.
-
DN cần biết
Sử dụng gỗ hợp pháp là "sống còn" với doanh nghiệp xuất khẩu
07:52' - 19/12/2018
Sử dụng gỗ hợp pháp có tính chất “sống còn” đối với doanh nghiệp xuất khẩu nhất là khi Việt Nam đã ký Hiệp định VPA/FLEGT với EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21'
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20'
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.