Xuất khẩu của Hàn Quốc ghi nhận tín hiệu lạc quan
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, lượng kim chi xuất khẩu đã tăng 7,1% lên 44.041 tấn trong năm 2023, vượt qua mức kỷ lục trước đó ghi nhận vào năm 2021 với 42.544 tấn.
Xét về giá trị, xuất khẩu kim cho trong năm ngoái của Hàn Quốc tăng 10,5% so với năm 2022 lên 155,6 triệu USD. Kim chi là một món ăn kèm truyền thống làm từ bắp cải lên men của Hàn Quốc.
Một quan chức của Bộ Nông - Lâm - Thủy sản Nhật Bản cho biết sự gia tăng đáng kể trong lượng kim chi xuất khẩu năm ngoái chỉ yếu là nhờ các nội dung giải trí của Hàn Quốc ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.Nhật Bản là thị trường nhập khẩu kim chi của Hàn Quốc nhiều nhất trong năm 2023, chiếm 20.173 tấn, tiếp theo sau là Mỹ với 10.660 tấn và Hà Lan với 1.756 tấn.
Trong khi đó, lượng kim chi nhập khẩu của Hàn Quốc giảm 3,4% so với năm 2022 xuống 163,5 triệu USD, qua đó dẫn đến thâm hụt thương mại 7,95 triệu USD đối với mặt hàng này. Hàn Quốc vẫn phải nhập khẩu thêm kim chi, chủ yếu từ Trung Quốc, do chi phí sản xuất cao ở thị trường nội địa. Trước đó, Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin Hàn Quốc ngày 16/1 công bố số liệu cho thấy xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) nước này trong tháng 12/2023 đã tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu nhờ nhu cầu chip toàn cầu phục hồi. Theo dữ liệu của Bộ, giá trị xuất khẩu các sản phẩm ICT đạt 18,3 tỷ USD trong tháng 12/2023, tăng so với mức 16,9 tỷ USD một năm trước đó. Mức tăng trong tháng 12 được ghi nhận là tháng cao nhất trong năm 2023 và là tháng tăng thứ hai liên tiếp trong năm. Nhập khẩu ICT của Hàn Quốc trong tháng 12/2023 giảm 7,2% so với cùng kỳ xuống còn 10,9 tỷ USD, dẫn đến thặng dư thương mại trong lĩnh vực này là 7,3 tỷ USD. Xuất khẩu chip đạt mức cao hàng tháng là 11,1 tỷ USD trong năm 2023, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2022, do doanh số bán chip nhớ tăng mạnh 57,5%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu chip tăng hai chữ số. Theo Bộ, sự phục hồi này là do giá DRAM 8 gigabit trung bình tăng trong tháng thứ ba liên tiếp sau khi tiếp tục giảm kể từ quý III/2021. Doanh số bán màn hình ở nước ngoài tăng 7,3% lên 1,7 tỷ USD, tiếp tục chuỗi tăng trưởng trong tháng thứ năm liên tiếp, nhờ nhu cầu về màn hình OLED điện thoại và màn hình tinh thể lỏng tăng lên. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu điện thoại di động lại giảm 1% xuống còn 940 triệu USD. Xuất khẩu máy tính và thiết bị liên lạc cũng giảm lần lượt 29,6% và 25,5% xuống còn 820 triệu USD và 190 triệu USD. Tính theo quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng lượng hàng xuất khẩu đến Trung Quốc và Khu hành chính Đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tăng 16,3% so với cùng kỳ lên 7,9 tỷ USD, ghi nhận mức tăng trong tháng thứ hai liên tiếp. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 2,5% lên 2,6 triệu USD do nhu cầu về chất bán dẫn, pin sạc và điện thoại di động tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu và Nhật Bản giảm lần lượt 8% và 2,7% xuống 940 triệu USD và 320 triệu USD. Trong khi đó, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc cho hay nước này chứng kiến sự sụt giảm lần đầu tiên về tổng số phương tiện chạy bằng nhiên liệu được đăng ký vào năm 2023. Tổng số xe đăng ký chạy bằng xăng, dầu diesel và khí dầu mỏ hóa lỏng đã giảm 85.000 chiếc (0,4%) xuống còn 23,647 triệu chiếc vào năm 2023. Đây là mức giảm lần đầu tiên kể từ đầu những năm 1960, chủ yếu là do sự sụt giảm của các loại xe chạy bằng dầu diesel và khí hóa lỏng, mặc dù số lượng đăng ký xe chạy bằng xăng tăng 2%. Một số yếu tố góp phần vào sự suy giảm này, chẳng hạn như các chính sách của chính phủ nhằm giảm ô nhiễm do phương tiện giao thông gây ra. Chúng bao gồm việc loại bỏ các phương tiện cũ gây ô nhiễm hơn, đặc biệt là những phương tiện chạy bằng dầu diesel, thực thi các hạn chế hoạt động ở Seoul và đưa ra các ưu đãi tài chính cho chủ sở hữu để loại bỏ các phương tiện phát thải cao của họ. Tổng số xe đăng ký, bao gồm các mẫu xe truyền thống và thân thiện với môi trường, tăng 1,7% lên 25,49 triệu xe. Xe chạy xăng chiếm hơn một nửa trong tổng số 12,31 triệu chiếc, trong khi xe chạy dầu diesel theo sau với 9,5 triệu chiếc. Xe thân thiện với môi trường ở mức 2,12 triệu chiếc, chiếm gần 1 trên 12 xe. Trong danh mục này, xe hybrid chiếm khoảng 72%, xe điện chiếm khoảng 26% và xe chạy bằng hydro cùng với các loại xe khác chiếm 2% còn lại. Phân khúc thân thiện với môi trường đã tăng lên tổng số 2,12 triệu lượt đăng ký, tăng 33,4% so với năm trước. Con số này bao gồm 154.000 xe điện, tăng 39,5%, 46.000 xe hydro, tăng 15,6% và 372.000 xe hybrid, tăng 31,7%. Bất chấp sự tăng trưởng này, tốc độ tăng số lượng xe điện đã chậm lại so với mức tăng 51% của năm trước, cho thấy tiềm năng điều chỉnh trong tỷ lệ sử dụng xe điện. Chính phủ Hàn Quốc đã dần dần rút lại sự hỗ trợ cho xe hybrid. Trợ cấp mua xe điện hybrid đã ngừng vào năm 2019 và trợ cấp cho xe plug-in hybrid đã chấm dứt vào đầu năm 2021. Tới năm 2025 hoặc 2026, Hàn Quốc sẽ loại bỏ xe hybrid khỏi danh mục phương tiện đi lại thân thiện với môi trường.- Từ khóa :
- kinh tế hàn quốc
- hàng hóa hàn quốc
- hàn quốc
Tin liên quan
-
Tài chính
Hàn Quốc tăng trợ cấp tài chính để khuyến khích sinh con
16:06' - 24/01/2024
Nhằm đối phó với tình trạng suy giảm dân số, trợ cấp tài chính được xem như 1 trong các biện pháp mà chính phủ Hàn Quốc triển khai nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con.
-
Thị trường
Xuất khẩu kim chi của Hàn Quốc đạt kỷ lục mới trong năm 2023
08:20' - 24/01/2024
Theo Yonhap, xuất khẩu kim chi năm 2023 của Hàn Quốc đã xác lập kỷ lục mới trong bối cảnh các nội dung giải trí của nước này ngày càng phổ biến trên thế giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc: Đảo Jeju hỗ trợ vé máy bay cho lao động thời vụ nước ngoài
08:13' - 24/01/2024
Chính quyền đảo Jeju (Hàn Quốc) đã quyết định hỗ trợ vé máy bay khứ hồi cho người lao động thời vụ nước ngoài sang làm việc tại đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp
09:15'
Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,66% xuống 2.183 điểm, chấm dứt chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp trước đó.
-
Thị trường
Nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn
14:30' - 25/11/2024
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu là những yếu tố then chốt để đưa nông sản Khánh Hòa vươn xa
-
Thị trường
Giá dầu thế giới tăng vọt
08:34' - 25/11/2024
Thị trường năng lượng chứng kiến tuần tăng điểm ấn tượng khi tất cả các mặt hàng đều khởi sắc, trong đó dầu thô là điểm nhấn chính với mức tăng 6%,.
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09' - 24/11/2024
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Thị trường
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
09:06' - 24/11/2024
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.