Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp nhỏ mong chờ được “cởi trói”
Bộ Công Thương đang dự thảo trình Chính phủ nghị định mới thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu lúa gạo, dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, đã mang đến nhiều hi vọng “cởi trói” cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Được tự do tham gia hợp đồng xuất khẩu
Theo dự thảo về thay đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 109/2010/NĐ-CP, các doanh nghiệp được tự do kinh doanh xuất khẩu gạo mà không khống chế số lượng, bổ sung quy định đối với các mặt hàng gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, gạo dược liệu, thương nhân được xuất khẩu không hạn chế về số lượng, bãi bỏ điều 18 và 19 về quy định tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và giá sàn khi tham gia xuất khẩu.... Đây là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo hiện nay.
Mặc dù vậy, trong năm 2017, Nghị định 109 vẫn còn hiệu lực. Từ đầu tháng 6/2017, Bộ Công Thương đã kí kết hợp đồng ghi nhớ thương mại gạo xuất khẩu với Bộ Lương thực Bangladesh có giá trị đến năm 2022. Theo đó mỗi năm Việt Nam xuất khẩu gạo các loại sang thị trường Bangladesh 1 triệu tấn. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng lương thực mũi nhọn này, đồng thời để các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đẩy mạnh xây dụng thương hiệu, liên kết với nông dân phát triển.Theo quy định chi tiết một số điều của Nghị định 109/2010/NĐ-CP về xuất khẩu gạo, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã chỉ định Tổng Công ty lương thực Miền Bắc và Tổng Công ty lương thực Miền Nam tham gia hoạt động này. Trong quá trình thực hiện giao dịch và ký kết, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác phải tìm hợp đồng thương mại tại các thị trường khác.
Theo ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty TNHH Trung An (Cần Thơ), một số điều trong Nghị định 109/2010/NĐ-CP đã vô tình trói các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, không tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Khi hoạt động xuất khẩu gạo có sự tham gia của Chính phủ vào việc tìm kiếm hợp đồng tập trung là một việc tốt cho nông nghiệp Việt Nam, nhưng cũng phải tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cùng tham gia vào hoạt động này mới có thể đẩy mạnh giao dịch vào các thị trường có hợp đồng tập trung. Trong trường hợp trong nước xảy ra tình trạng thiếu lương thực thì Chính phủ mới huy động cộng đồng doanh nghiệp ngừng xuất khẩu tự do. Do đó, bản dự thảo mới sẽ “cởi trói” cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và tham gia hợp đồng xuất khẩu. Hiện nay, hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo yêu cầu một liên kết chuỗi chặt chẽ để đảm bảo người sản xuất có thể sống được trên mảnh ruộng của mình. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp xuất khẩu gặp trở ngại trong việc tìm kiếm thị trường thì nông dân sản xuất lúa gạo cũng sẽ bị ảnh hưởng, ông Bình nhấn mạnh. Khi có sự thay đổi về quy định kho chứa, cơ sở xay xát, chỉ tiêu an toàn thực phẩm trong chế biến gạo, mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp có khả năng tham gia thì những tiêu chí này đã giúp các hoạt động phụ trợ cho ngành gạo phát triển, đồng thời giảm chi phí đầu tư của những doanh nghiệp có tiềm lực vốn yếu nhưng sản phẩm đạt chất lượng cao, số lượng ít, mở rộng thêm sự lưu thông của các loại gạo chất lượng Việt Nam - bà Đặng Thị Liên, Giám đốc công ty TNHH Lương thực thực phẩm Long An chia sẻ.Trao đổi về vấn đề này, ông Võ Minh Khải, Tổng Giám đốc Công ty Viễn Phú Organic – Healthy Food (Cà Mau) cho biết, suốt những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhỏ, số lượng ít, nhưng sản phẩm chất lượng cao đã bị “chặn” con đường đưa hạt gạo ra thế giới. Để có thể xuất khẩu được, các doanh nghiệp này phải “bám” vào các doanh nghiệp lớn làm đơn vị trung gian. Những điều thay đổi trong bản dự thảo mới sẽ tạo một sân chơi công bằng, chủ động hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp cũng sẽ rộng và thông thoáng hơn. Các doanh nghiệp có khả năng đầu tư, sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao sẽ dễ dàng phát triển, được thị trường thế giới biết đến. Điều này cũng đồng nghĩa, hạt gạo chất lượng của Việt Nam cũng sẽ tạo tiếng vang, có khả năng cạnh tranh với các loại gạo chất lượng cao của Thái Lan và Campuchia hơn so với hiện nay.Gắn thương hiệu đúng với chất lượng
Ngành gạo Việt Nam đã đưa hạt gạo ra thị trường thế giới gần 30 năm, với số lượng lần đầu tiên là 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD vào năm 1989. Cho đến nay, ngành gạo xuất khẩu được 4,9 triệu tấn, kim ngạch 2,1 tỷ USD vào năm 2016 nhưng gạo Việt Nam vẫn chưa khẳng định được thương hiệu trên thị trường thế giới.
Đến thời điểm này, khách hàng thế giới chỉ biết đến gạo Việt Nam qua các loại gạo 5% tấm và 25% tấm và chưa có một cái tên cụ thể để khi nhắc đến, người tiêu dùng thế giới biết được gạo Việt Nam. Ông Phạm Thái Bình cho rằng, chính vì sự khắt khe trong quy định xuất khẩu gạo đã làm cho hạt gạo khó lưu thông. Đồng thời gạo Việt Nam chưa có thương hiệu nên đã xảy ra tình trạng nhiều loại gạo ngon của Việt Nam lưu thông trên thị trường thế giới bằng thương hiệu của các nước khác. Trên thực tế, nếu so sánh với chất lượng gạo Thái Lan và gạo Campuchia, gạo Việt Nam được xuất khẩu sang nước ngoài có nhiều loại khác nhau như ST, Jasmine, Hoa Sữa, Lộc Trời… chất lượng cao, cho cơm ngon hơn nhưng sản lượng nhỏ, không đủ số lượng đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu, thậm chí có loại không đủ cung cấp cho thị trường trong nước và chưa có xu hướng xuất khẩu.Vì vậy, để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam tương xứng với chất lượng thì việc trước mắt là làm ra sản phẩm chất lượng, song song với việc hạt gạo lưu thông dễ dàng thì thương hiệu của gạo đã thành công. Ông Lê Thanh Tùng, Phó trưởng Phòng Cây lương thực và thực phẩm, Cục Trồng trọt chia sẻ. Dự thảo Nghị định về xuất khẩu gạo có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 sẽ tạo điều kiện nhiều hơn cho các loại gạo này vươn ra thị trường thế giới khi doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiếp xúc trực tiếp với nhà nhập khẩu, tránh hiện tượng gạo pha trộn, làm giảm chất lượng gạo. Đây cũng chính là một phương pháp giúp cho gạo Việt Nam xây dựng thương hiệu dựa trên chất lượng thực tế của gạo Việt, tránh sự gian lận trong mua bán. Đồng thời, Chính phủ cũng cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có khả năng sản xuất gạo chất lượng cao, giá trị cao, được người tiêu dùng thế giới lựa chọn, có như vậy mới thúc đẩy doanh nghiệp chú trọng phát triển chất lượng hạt gạo. Từ chất lượng này mới làm nên một thương hiệu gạo tốt cho Việt Nam, ông Võ Minh Khải, Tổng Giám đốc Công ty Viễn Phú Organic – Healthy Food chia sẻ. Quy định mới về xuất khẩu gạo thoáng hơn, tạo điều kiện cho ngành gạo nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng được phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu gạo với số lượng nhỏ nhưng chất lượng cao, giá trị cao, khẳng định được thương hiệu gạo Việt Nam. Có như vậy mới giảm tình trạng gạo Việt Nam chỉ được xuất khẩu thô và hàng loạt như hiện nay, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ cho biết. Như vậy, khi có sự thay đổi về cơ chế chính sách mở, vận động theo cơ chế thị trường, thúc đẩy các doanh nghiệp tự vận động, phát triển, khẳng định, uy tín thương hiệu của nhà xuất khẩu trước người tiêu dùng quốc tế cũng chính là một cách khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam./.>>> Xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu lạc quan
>>> Xuất khẩu gạo chất lượng cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt
Tin liên quan
-
DN cần biết
FAO dự báo Việt Nam thuộc tốp 5 nước có sản lượng gạo lớn nhất năm 2017
18:55' - 13/06/2017
Việt Nam nằm trong danh sách 5 nước có sản lượng gạo lớn nhất trong năm 2017 theo nhận định của FAO.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm của Campuchia cao kỷ lục
14:13' - 11/06/2017
Trong 5 tháng đầu năm 2017, Campuchia đã xuất khẩu 257.637 tấn gạo, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều kiện kinh doanh nào phù hợp và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp?
15:57' - 31/05/2017
Các điều kiện kinh doanh cần được ban hành từ cấp Nghị định trở lên. Tiêu chí của các điều kiện kinh doanh khi ban hành cần đảm bảo tính thống nhất, minh bạch...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Chính phủ với địa phương: Người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
10:31'
Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024 vừa được công bố cho thấy người dân hài lòng hơn với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, thị trường
10:26'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương sáng 6/4, Thủ tướng nhấn mạnh bối cảnh khó khăn là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường.