Xuất khẩu khởi sắc nhưng vẫn nhiều thách thức
Đây là nội dung được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ tại Diễn đàn Động lực tăng trưởng kinh tế 2024, chủ đề: “Gỡ khó về vốn và thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu” do Báo Người lao động tổ chức, ngày 25/4.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, quý I/2024 với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu gia tăng. Trong đó, xuất khẩu thủy sản đạt gần 2 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023, giúp cho các nhà sản xuất trong nước an tâm hơn, duy trì tốc độ phát triển.Về thị trường, do tác động bởi xung đột nên nhiều doanh nghiệp có tâm lý không muốn xuất vào thị trường EU; trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản tăng trưởng khá tốt. Đặc biệt thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu lớn đối với tôm. Tuy nhiên, phải chờ thêm một thời gian nữa mới có thể đánh giá thị trường xuất khẩu phục hồi nhiều hay ít.
Theo ông Trương Đình Hoè, thuỷ sản nằm trong nhóm hàng thực phẩm, phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, do đó trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì vẫn có đơn hàng. Hơn nữa, ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam có hơn 70% nguyên liệu nuôi trồng có thể chủ động được. Tuy nhiên, việc tăng giá thức ăn thuỷ sản, giá nguyên vật liệu bao bì, chi phí vận chuyển cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quý I/2024, xuất khẩu dệt may đạt khoảng 9,5 USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam đang đứng trong 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn củ thế giới, xếp sau Trung Quốc và Bangladesh. Các doanh nghiệp dệt may có đơn hàng nhiều hơn nhưng áp lực cạnh tranh cũng cao hơn do giá bán không tăng nhưng chi phí logistics tăng. Mặc dù bán hàng từ cảng đi nhưng doanh nghiệp xuất khẩu vẫn phải chia sẻ chi phí vận chuyển hàng hóa với đối tác mua hàng dẫn đến lợi nhuận bị ảnh hưởng.
“Vấn đề hiện nay của ngành dệt may là chi phí sản xuất tăng, khách hàng yêu cầu hàng hóa xanh, sạch hơn trong khi giá bán không tăng đang tạo nên áp lực kép đối với doanh nghiệp xuất khẩu ngành dệt may. Doanh nghiệp buộc phải đầu tư nhà máy xanh, sạch và chịu áp lực rất lớn về tiêu chuẩn môi trường – xã hội – quản trị (ESG), điện mặt trời, giảm phát thải, sử dụng nguyên liệu tái chế để đáp ứng yêu cầu của các nhà mua hàng ở châu Âu hiện nay và Hàn Quốc, Mỹ... trong thời gian tới.”, ông Trần Như Tùng chia sẻ. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm G.C (GC Food) cho biết, hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản, thực phẩm của thế giới tăng cao, mặt bằng giá nhiều loại nông sản cũng cao nên các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có lợi thế nhất định. Mặc dù vậy, do xung đột ở khu vực Trung Đông nên hiện khách hàng tại đây đang tạm dừng do vận chuyển, thanh toán khó khăn, tiêu dùng giảm. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu chính của G.C food là Hàn Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc không gặp khó về vận chuyển thì vướng vấn đề tỷ giá. Các khách hàng mong muốn được giảm giá để bù đắp cho khoản trượt giá của đồng tiền nội tệ. Để giữ thị thường, doanh nghiệp cũng phải cân đối giảm giá cho một số hợp đồng, điều này khiến cho biên lợi nhuận bị giảm. Mặc dù nhu cầu hàng hoá thế giới ở nhiều mặt hàng đang phục hồi tốt do dư lượng tồn kho nhiều mặt hàng đã xuống thấp nhưng các chuyên gia cảnh báo doanh nghiệp phải chuẩn bị ứng phó với vấn đề chuỗi cung ứng, vận chuyển bị kéo dài do xung đột. Ông Trần Trọng Kim, Tham tán thương mại Việt Nam tại Saudi Arabia thông tin, căng thẳng ở khu vực Trung Đông đã xuất hiện từ trước nhưng trong quý I/2024 tình hình trở nên căng thẳng hơn và đang tiếp tục leo thang. Lực lượng Houthi ở Yemen vẫn thường xuyên gây bất ổn vào các nhà máy lọc dầu; tấn công các tàu chở hàng hóa qua Biển Đỏ đã gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng đối hoạt động vận chuyển quốc tế; làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa. Các công ty vận tải đường biển phải chuyển hướng vận chuyển vòng qua châu Âu, châu Phi, thay vì đi qua kênh đào Suez. Trong thời gian ngắn, trọng tải tàu vào kênh đào Suez đã giảm 42%; trong khi tổng tải trọng đi qua Mũi Hảo Vọng (châu Phi) tăng 87%, thời gian di chuyển trung bình của các chuyến hàng tăng thêm 7 ngày. Một loạt tập đoàn dầu mỏ như DP, hãng tàu quốc tế Evergreen đã tạm dừng tất cả chuyến vận tải qua Biển Đỏ hoặc lệnh cho tàu dời khỏi khu vực. Sau cuộc trả đũa của Israel và Iran gần đây, tình hình càng thêm căng thẳng khiến đơn hàng của doanh nghiệp Việt Nam giảm, du khách từ Việt Nam cũng không thể đến các điểm quanh khu vực Trung Đông. Theo ông Trần Trọng Kim, việc thay đổi các hải trình hàng hóa thời gian qua bị ảnh hưởng đã tác động đến giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Saudi Arabia. Các tàu để phải thay đổi lịch trình giao hàng, thời gian lên đến 15 ngày; công ty vận tải tăng giá cước tới 15%... có thể giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Trong bối cảnh này, Thương vụ Việt Nam tại Saudi Arabia khuyến nghị các cơ quan tổ chức trong nước tiếp tục thông tin tới các hiệp hội, doanh nghiệp để lường trước những khó khăn khi qua Saudi Arabia, Yemen trong thời gian tới. Khi giao dịch với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng ở khu vực có xung đột cần thận trọng, ký hợp đồng thanh toán qua dạng thư tín dụng L/C, ký hợp đồng bảo đảm, nếu có khách hàng thanh toán trước càng tốt. Đặc biệt, không trả trước bất kỳ một khoản phí nào như phí môi giới hợp đồng, phí hóa đơn vì đây là hình thức lừa đảo phổ biến. Bà Lê Thị Thanh Minh, Trưởng phòng Châu Âu, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương thông tin thêm: Tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ buộc các hãng tàu chuyển hướng vận chuyển dẫn đến nhiều hệ luỵ như tăng cước, tăng phí, thiếu container rỗng, chậm trễ giao hàng… Theo khảo sát, giá cước vận chuyển từ Việt Nam sang châu Mỹ, châu Âu đầu năm 2024 tăng từ 30-70% so với cuối năm 2023. Không chỉ cước tàu tăng mà các phụ phí cũng tăng mạnh, tăng không báo trước gây bức xúc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, thời gian vận chuyển kéo dài thêm 10-15 ngày khiến chuỗi cung ứng bị đảo lộn, chậm trễ. Căng thẳng Biển Đỏ còn kéo theo tình hình thiếu container rỗng, giá container rỗng cao. Những biến động trên thế giới cũng khiến giá dầu thô tăng, ảnh hưởng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Để giảm thiểu tác động tiêu cực cho xuất khẩu, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung hàng hóa, đa dạng thị trường xuất khẩu. Khi ký kết hợp đồng cần lưu ý các điều khoản bất khả kháng, mua bảo hiểm đầy đủ để tránh rủi ro. Đồng thời, doanh nghiệp cần tăng cường cập nhật thông tin từ Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải để nắm bắt sớm thông tin. Các nhà quan sát cho rằng căng thẳng Biển Đỏ chưa kết thúc sớm nên doanh nghiệp cần chủ động có kế hoạch ứng phó.Tin liên quan
-
Thị trường
Xuất khẩu thủy sản quý I/2024 đạt gần 2 tỷ USD
13:06' - 01/04/2024
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước tính tới hết quý I/2024 ước đạt gần 2 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản đón cơ hội tăng tốc
11:58' - 01/04/2024
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam ước đạt hơn 1,9 tỷ USD, tăng gần 8 % so với cùng kì năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19' - 03/07/2025
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.