Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng tăng trên 24%
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 32,07 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt khoảng 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu khoảng 14,93 tỷ USD, tăng 48,7%. Như vậy, giá trị nông, lâm, thủy sản xuất siêu khoảng 2,2 tỷ USD, giảm 41,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu, nhóm nông sản chính ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 9%; lâm sản chính đạt 5,33 tỷ USD, tăng 50,9%; thủy sản ước đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1%; chăn nuôi ước đạt 125 triệu USD, tăng 37,4%.Từ đầu năm đến nay, nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng như: cao su tăng gần 112%, chè gần 8%, gạo 1,2%, nhóm hàng rau quả 9,5%, sắn và sản phẩm từ sắn gần 24%, sản phẩm chăn nuôi 37,4%, cá tra gần 3%, tôm 5,5%, sản phẩm gỗ trên 71%…
Trong số trên, các sản phẩm như cao su, chè, sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu; 2 mặt hàng dù giảm khối lượng nhưng nhờ giá xuất khẩu tăng nên vẫn tăng giá trị như: gạo, hạt tiêu. Các sản phẩm khác tăng giá trị xuất khẩu chủ yếu do tăng khối lượng xuất khẩu.
Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm như: cà phê tăng 17,6% khối lượng nhưng giảm 11,6% giá trị; hạt điều tăng 8,6% khối lượng, giảm 7,8% giá trị. Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 46,9% thị phần; châu Mỹ 27,6%, châu Âu 10%; châu Đại Dương 1,4% và châu Phi 1,4%. Trong số đó, 4 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, giá trị xuất khẩu sang các thị trường này đều có sự tăng khá, đặc biệt là Mỹ tăng 58%, Trung Quốc tăng gần 36%... Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 5,01 tỷ USD, tăng gần 122%; nhóm sản phẩm chăn nuôi khoảng 1,38 tỷ USD, tăng 36,9%; nhóm hàng thủy sản ước khoảng 679 triệu USD, tăng 22,1%; nhóm lâm sản chính khoảng 997,4 triệu USD, tăng 33,7%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 2,31 tỷ USD, tăng 40,1%. Trong bối cảnh và yêu cầu mới, cũng như trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới và trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” với nỗ lực, quyết tâm cao hơn hoàn thành tốt Kế hoạch phát triển ngành năm 2021. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong các Nghị quyết của Chính phủ như: số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP và các nghị quyết chuyên đề. Đẩy mạnh hoạt động động xúc tiến thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức hội thảo trao đổi các quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA); hội thảo trao đổi phổ biến thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam-Trung Quốc; xây dựng, in ấn sổ tay phổ biến, hướng dẫn các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản, định hướng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tại các thị trường trọng điểm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ minh bạch hóa trong lĩnh vực SPS (vệ sinh và kiểm dịch động thực vật) đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như kịp thời chuyển cho các cơ quan chức năng, hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản các dự thảo quy định SPS mới của các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam. Với thị trường trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19. Các đơn vị theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đến năm 2030, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt 62 tỷ USD
21:54' - 08/02/2021
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030.
-
Thị trường
Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng tốc ngay từ đầu năm
16:13' - 08/02/2021
Giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 1/2021 ước đạt 3,49 tỷ USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020.
-
Thị trường
Làm gì để xuất khẩu nông lâm thủy sản cán đích 41 tỷ USD?
20:05' - 05/12/2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thương mại, mở cửa thị trường để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 41 tỷ USD trở lên.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15'
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…