Xuất khẩu nông sản sang thị trường Pháp: Dư địa lớn nhưng tiếp cận thế nào?
Điều này cho thấy, các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để đẩy mạnh sang thị trường này.
Thống kê cho thấy, mỗi năm nông sản và thực phẩm nhập khẩu của Pháp cung cấp tới 20% lượng tiêu dùng nội địa nước này.
Giá trị nhập khẩu đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua, từ 28 tỷ Euro năm 2000 lên 56 tỷ Euro trong năm 2019.
Hơn nữa, trên tổng số hơn 9.200 mặt hàng nông sản nhập khẩu của Pháp, có đến hơn 900 mặt hàng có giá trị thâm hụt thương mại hơn 50 triệu Euro cho mỗi mặt hàng cụ thể; trong đó, nhóm hàng rau quả, thủy hải sản và nông nghiệp hữu cơ đứng đầu danh sách thâm hụt thương mại của Pháp.
Cụ thể, nhóm hàng thủy hải sản, mặc dù là cường quốc đại dương lớn thứ hai thế giới, song Pháp chỉ đứng thứ 24 thế giới trong số các nước xuất khẩu thủy sản, giá trị xuất khẩu chỉ tương đương 1/4 giá trị nhập khẩu của nhóm hàng này.
Chẳng hạn như cá hồi thâm hụt thương mại đạt 776 triệu Euro; tôm đạt 635 triệu Euro. Theo số liệu, gần 2/3 lượng tôm, cá tiêu thị tại Pháp được nhập khẩu.
Đặc biệt, đối với nhóm hàng rau quả và trái cây, cán cân thương mại với nhóm hàng này cũng thâm hụt trong nhiều năm qua.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho rằng, ngoài lý do diện tích trồng trọt liên tục giảm, một trong những lý do quan trọng khác là sự gia tăng không ngừng nhu cầu của thị trường đối với nhóm hàng nước trái cây và trái cây ngoại lai như trái bơ, xoài, thanh long... Theo số liệu, hơn một nửa lượng rau, quả tiêu dùng tại Pháp được nhập khẩu.
Trong khi đó, nông nghiệp hữu cơ, dù là quốc gia đứng đầu châu Âu về canh tác hữu cơ, là thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp lớn thực phẩn hữu cơ (BIO) số 2 tại châu Âu, nhưng với nhu cầu tăng cao, nguồn cung vẫn chỉ đủ cung cấp cho 67% nhu cầu nội địa.
Vì vậy, tới 1/3 BIO tiêu dùng nội địa phải nhập khẩu cho thấy tiềm năng thị trường đến từ nhu cầu nội địa của Pháp là rất lớn.
Đơn cử như gạo, Pháp là quốc gia nhập khẩu lớn nhất, chiếm 35% khu vực EU với nhu cầu hàng năm khoảng 600.000 tấn, nhưng sản lượng gạo Việt vào được thị trường Pháp mới chiếm khoảng 2,1% thị phần.
Như vậy, tiềm năng đến từ cấu trúc và dư địa thị trường vẫn chưa được khai thác, còn nhiều dư địa để gia tăng thị phần mặt hàng nông sản, thực phẩm sang thị trường này.
Tiềm năng lớn là vậy song để tiếp cận và thâm nhập thị trường EU và đặc biệt Pháp không phải là bài toán dễ đối với doanh nghiệp.
Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho hay, một cách tiếp cận đơn giản nhưng có hiệu quả cao đó là tham gia các hội chợ bán lẻ, hội chợ chuyên ngành.
Đây là khởi đầu cần thiết cho bất cứ một doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn lần đầu tiên tham gia vào thị trường.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng nhanh chóng tận dụng cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mang lại.
Thực tế cho thấy, nhiều đối tác là các hệ thống phân phối nước ngoài đang cân nhắc, theo nhiều hình thức khác nhau, tăng hàm lượng hàng hóa Việt Nam trong hệ thống của họ mà trong đó, rất nhiều hàng hóa đã được hưởng thuế quan 0% từ trước.
Cùng với việc tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, tham gia các hội chợ, triển lãm, việc đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm nói chung và nhất là nông sản tươi khi nhập khẩu vào Pháp và EU là yêu cầu tiên quyết.
Ông Vũ Anh Sơn - Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp nhấn mạnh, điểm yếu từ trước đến nay mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải là những lô hàng đầu tiên thường có chất lượng rất tốt nhưng lại gặp phải khó khăn khi đảm bảo chất lượng ổn định, đồng đều khi nhu cầu thị trường tăng nhanh và cao sau đó.
Do vậy, các doanh nghiệp cần không ngừng kiểm soát chất lượng để đảm bảo uy tín và đảm bảo thị phần lâu dài của mình.
Bởi, EU và Pháp kiểm soát rất chặt tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường và có thể áp lệnh hạn chế nhập khẩu khi phát hiện các sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.
Trong thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Thương vụ Pháp đã tích cực tham gia triển khai Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến 2020”.
Một loạt các hoạt động quảng bá, giới thiệu trực tiếp nông sản Việt Nam trong các hệ thống siêu thị, phân phối và trong các chợ đầu mối, bán sỉ cũng như những hoạt động kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp đã được Thương vụ tổ chức.
Các hoạt động này đã tạo tiền đề để các nhà nhập khẩu bán sỉ gia tăng đơn hàng nhập khẩu hàng Việt Nam và người tiêu dùng Pháp được biết đến nhiều hơn về nông sản Việt Nam.
Đặc biệt, trong khuôn khổ các Chương trình kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải và nông sản do Bộ Công Thương phối hợp với các tỉnh tổ chức, Thương vụ Pháp đã cùng với Cục Xúc tiến thương mại chọn lọc những doanh nghiệp có sản phẩm tốt, có năng lực cung ứng và kết nối thành công với những đối tác nhập khẩu quan trọng, đưa trái vải Việt Nam chính thức quay lại thị trường Pháp.
Thời gian tới, Thương vụ sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước đẩy mạnh khâu quảng bá hình ảnh nông sản Việt Nam.
Đặc biệt chú trọng tới các hoạt động như: Tổ chức Tuần hàng Việt Nam; các chương trình ẩm thực nông sản Việt; tăng cường tuyên truyền hình ảnh nông sản Việt Nam thông qua các ấn phẩm, tờ rơi trực tiếp tới người tiêu dùng…
Bên cạnh đó, Thương vụ còn xây dựng mạng lưới đối tác là những nhà nhập khẩu, hệ thống siêu thị đồ châu Á tại Pháp; giới thiệu và đề xuất các kênh phân phối tại Pháp tham quan, tìm hiểu tình hình sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, hướng tới mục đích kêu gọi đầu tư vào vùng trồng chất lượng, dây chuyền xử lý và bảo quản, bao bì, chú trọng cập nhật sự thay đổi về chính sách, nhu cầu của thị trường một cách liên tục./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Khuyến cáo doanh nghiệp cẩn trọng khi xuất khẩu sang Maroc
17:24' - 07/03/2022
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc vừa đưa ra cảnh báo khẩn với các doanh nghiệp Việt Nam về việc tuyệt đối tránh giao dịch với một số đối tượng có địa chỉ tại Maroc.
-
Kinh tế Việt Nam
Căng thẳng Nga-Ukraine: Linh hoạt giải pháp xuất khẩu
10:55' - 06/03/2022
Trước xung đột giữa Nga và Ukraine, Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều khuyến cáo đối với doanh nghiệp, đặc biệt cần bình tĩnh để chủ động ứng phó trước mọi tình huống.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch xuất khẩu than năm 2022
19:41' - 03/03/2022
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam tổng khối lượng than cục các loại và than cám 1,2,3 xuất khẩu tối đa là 2 triệu tấn; trong đó, than cục các loại là 800.000 tấn và than cám 1,2,3 là 1,2 triệu tấn
-
Kinh tế Việt Nam
Căng thẳng Nga- Ukraine: Nhận định đúng để đẩy mạnh xuất khẩu
18:20' - 03/03/2022
Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có cuộc họp để bàn các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trong tình hình mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50'
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18'
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.
-
Doanh nghiệp
BIC được vinh danh Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam
15:00' - 21/11/2024
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa nhận giải thưởng Top 1 nơi làm việc tốt nhất ngành bảo hiểm Việt Nam khối doanh nghiệp lớn.
-
Doanh nghiệp
Thái Lan muốn chuyển 100% nợ của Thai Airways International thành cổ phiếu
15:05' - 20/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đang chuẩn bị chuyển đổi nợ của hãng hàng không quốc gia Thai Airways International thành vốn chủ sở hữu.
-
Doanh nghiệp
Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics
13:46' - 20/11/2024
Ngày 20/11, Tập đoàn Vingroup thông báo chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
13:20' - 20/11/2024
Thừa cân, béo phì và chế độ ăn thiếu chất xơ, uống nhiều nước ngọt và đồ uống có cồn dẫn đến tăng huyết áp và các rối loạn chuyển hóa. Điều này kéo theo nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.