Xuất khẩu rau quả giảm nhẹ
Tính trong 10 tháng, Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam chiếm 66,8% thị phần, đạt 2,08 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Tiếp đến là Hoa Kỳ đạt 124,6 triệu USD (chiếm 4%), tăng 10,7%; Hàn Quốc đạt 107,4 triệu USD (chiếm 3,4%), tăng 12,3%; Nhật Bản đạt 100,7 triệu USD (chiếm 3,2%), tăng 12,6%...
Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Lào gấp trên 5 lần, Hà Lan tăng 37%...
Xuất khẩu hàng rau quả giảm do giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chính giảm như: thanh long chiếm 31% tỷ trọng xuất khẩu đã giảm gần 9% so với cùng kỳ năm 2018.
Tiếp đến là sầu riêng chiếm 7%, giảm 17,4%; măng cụt chiếm 5,4%, giảm 1%; dừa chiếm 3,5%, giảm 35%; nhãn giảm 56%; dưa hấu giảm 26,4%; khoai lang giảm 43,6%…
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 11/2019 đạt 123 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 11 tháng năm 2019 đạt 1,63 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Thái Lan là thị trường Việt Nam nhập khẩu rau quả nhiều nhất, chiếm gần 30%, nhưng giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp đến là Trung Quốc chiếm 25,6%, tăng 10%; Hoa Kỳ chiếm 15,5%, tăng 54%; Australia tăng 4%...
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, mặc dù giá trị xuất khẩu rau quả sang các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan… tăng mạnh nhưng khó có thể bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc, bởi 66,8% giá trị xuất khẩu được tạo nên bởi thị trường này.
Để nắm bắt cơ hội, ngoài việc cần đẩy nhanh việc đăng kí mã số vùng trồng, mã số đóng gói cơ sở để doanh nghiệp có thể xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp và người trồng cần cải thiện thêm về chất lượng nông sản, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đạt được những tiêu chuẩn gắt gao của thị trường châu Âu cũng như các thị trường khó tính khác.
Các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại trong sản xuất và chế biến sâu, đồng thời tăng cường hợp tác và kết nối với các đối tác trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực xuất khẩu.
Về tình hình thị trường trong nước, tháng 11 là thời điểm thu hoạch xong vụ sầu riêng năm 2019 tại Đắk Lắk. Tuy nhiên so với những năm trước, giá sầu riêng năm nay đã giảm khoảng 20.000 đồng/kg.
Nguyên nhân chính là từ giữa năm 2019, Trung Quốc đã siết chặt hoạt động nhập khẩu, trong khi đó sầu riêng là mặt hàng chưa được phép xuất khẩu chính ngạch.
Năm nay, giá sầu riêng đầu vụ được thương lái thu mua ở mức 40.000 đồng/kg, đến cuối vụ giá mới được 55.000 – 60.000 đồng/kg.
Giá chanh leo có xu hướng đi xuống, hiện dao động từ 7.000 - 8.000 đồng/kg. Giá thanh long tại các nhà vườn ở Bình Thuận từ đầu vụ chong đèn nghịch mùa 2019 đến nay luôn ở dưới mức 10.000 đồng/kg.
Cao điểm từ đầu tháng đến nay, giá chỉ còn ở mức 5.000 -7.000 đồng/kg. Không chỉ các hộ nông dân có thanh long đang chín mà những hộ đang chong đèn đón lứa bán vụ Tết Nguyên đán cũng đang trong tâm lý lo ngại.
Chính vì vậy, hơn 1 tháng qua, nhiều chủ vựa thay vì đóng hàng đi xuất khẩu thì đã phải lựa chọn thị trường trong nước để tiêu thụ.
Giá mít Thái tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long giảm khoảng 50% so với tháng 10 và đang ở mức thấp nhất trong gần 4 tháng qua.
Tại Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Hậu Giang, mít loại 1 (từ 9 kg/quả trở lên) có giá 20.000 - 21.000 đồng/kg. Giá mít Thái giảm chủ yếu do nguồn cung tăng, nông dân tăng diện tích trồng.
Trong khi đó, tiểu thương và vựa thu mua trái cây giảm thu mua mít Thái vì đầu ra xuất khẩu chậm so với trước, nhất là xuất khẩu trái tươi sang thị trường Trung Quốc. Dù vậy, nhìn chung giá mít Thái vẫn còn ở mức tương đối tốt, người trồng mít vẫn đảm bảo có lãi./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu dệt may: Mục tiêu 40 tỷ USD liệu có chạm tới?
08:14' - 02/12/2019
Đầu vào không ổn định, đơn hàng khan hiếm, nhu cầu thị trường đòi hỏi ngày càng cao, các rào cản thương mại... là những khó khăn mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác lợi thế xuất khẩu chính ngạch từ các FTA
08:11' - 16/11/2019
Việc tham gia các FTA mở ra cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu và tiếp nhận đầu tư nhưng cũng tạo ra những quy định về rào cản, nhất là các quy định về quy tắc xuất xứ hết sức gắt gao...
-
Hàng hoá
Xuất khẩu chính ngạch: Bước đi bền vững và hiệu quả
07:56' - 16/11/2019
Hiện nay lĩnh vực xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển nhưng chỉ có 5% sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu theo con đường xuất khẩu chính ngạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.