Xuất khẩu tăng mạnh, nhưng vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI
Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ Công Thương ngày 9/1, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 ước đạt gần 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020. Mặc dù xuất khẩu tăng mạnh, nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI lại tăng lên so với những năm gần đây.
* Xuất khẩu vào thị trường khó tínhPhát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, trong bối cảnh nhiều khó khăn của năm 2021, song xuất nhập khẩu vẫn đạt kỷ lục gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm 2020.
Việt Nam duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỷ USD. Đặc biệt, xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như: Hoa Kỳ (xuất siêu khoảng 80,1 tỷ USD); châu Âu (xuất siêu gần 23,2 tỷ USD)...
Chia sẻ những kết quả về xuất nhập khẩu năm 2021, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 4 - 5%).Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Đặc biệt, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu, chiếm khoảng 86,24% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2020.Thị trường xuất khẩu gia tăng không chỉ ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng, nhất là tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
“Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như: châu ÂU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia...Kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực, thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương, tăng cao ở những thị trường có FTA với Việt Nam như: Trung Quốc tăng 15%; Hoa Kỳ tăng 24,2%; EU tăng 14%; ASEAN tăng 25,8%, Hàn Quốc tăng 15,8%, Ấn Độ tăng 21%, New Zealand tăng 42,5%, Australia tăng 3,1%”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho hay.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đạt mức tăng tốt (xuất khẩu sang Canađa đạt 5,2 tỷ USD, tăng 19,5%; xuất khẩu sang Mexico đạt 4,6 tỷ USD, tăng 46,1%)... Điều này cho thấy, hiệu quả cam kết từ Hiệp định này để thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.Cùng với đó, xuất khẩu sang thị trường châu Âu năm 2021 cũng đạt khoảng 40,07 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2020. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường châu Âu sau khi FTA Việt Nam-EU (EVFTA) được thực thi như: thủy sản, tôm, gạo…
* Vẫn phụ thuộc FDIBên cạnh những kết quả tích cực, Bộ Công Thương cũng thừa nhận còn đó không ít khó khăn, tồn tại. Điển hình như xuất khẩu tăng mạnh, nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực FDI lại tăng lên so với những năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 247,5 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước ước đạt khoảng 88,7 tỷ USD, tăng 13,4%, thấp hơn mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước (19%) và chỉ chiếm 26,4% kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm 2020 chiếm 27,7%)
Cùng với đó, lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm (cà phê, chè, hạt tiêu, gạo) do gặp khó khăn về thị trường. Tốc độ đa dạng hóa thị trường ở một số sản phẩm như rau quả còn chậm nên chưa có khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các thị trường, tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã ký kết.Một số nông sản chủ yếu dựa vào hình thức trao đổi cư dân nên luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ách tắc tại cửa khẩu kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại qua biên giới.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn dựa trên giá cả, chứ chưa dựa trên giá trị. Vì vậy, phát triển xuất khẩu chưa thực sự bền vững và khi hàng hóa trên thị trường biên động sẽ tác động đến kim ngạch xuất khẩu chung. Năm 2021, các mặt hàng có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu là điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 57,5 tỷ USD (tăng 12,4%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 51,01 tỷ USD (tăng 14,4%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác ước đạt 38,34 tỷ USD (tăng 41%);Gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 14,8 tỷ USD (tăng 19,7%); sắt thép các loại ước đạt 11,75 tỷ USD (tăng 123,4%). Đặc biệt, dệt may và da giày là 2 nhóm hàng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 trong năm 2020 đã có sự phục hồi, với kim ngạch ước đạt 32,74 tỷ USD và 17,65 tỷ USD, ước tăng lần lượt 9,8% và 4,9% so với năm 2020./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Phú Thọ xuất khẩu 40 tấn bưởi Đoan Hùng đầu tiên đi thị trường Nga
22:01' - 08/01/2022
Ngày 8/1, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn xuất khẩu lô bưởi Đoan Hùng đầu tiên 36.000 quả với trọng lượng 40 tấn đi thị trường Cộng hòa Liên bang Nga.
-
DN cần biết
Đề xuất 4 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản qua đường biển
19:56' - 07/01/2022
Để hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, Cục Hàng hải Việt nam sẽ phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) triển khai 4 giải pháp chính.
-
DN cần biết
Các công ty than của Indonesia “loay hoay” trước lệnh cấm xuất khẩu
09:51' - 07/01/2022
Các công ty khai thác than của Indonesia đã tìm mọi cách để được miễn trừ khỏi lệnh cấm xuất khẩu than được đưa ra vào đầu năm 2022 do chi phí phải trả cho việc hàng loạt tàu bị kẹt ngoài khơi tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai xuất khẩu lô trái cây chế biến đầu tiên năm 2022 sang nhiều thị trường
16:21' - 05/01/2022
Ngày 5/1, tại KCN Long Khánh, UBND tỉnh Đồng Nai cùng với các sở, ban ngành, địa phương và Công ty cổ phần Công nghệ Thực phẩm Lương Gia tổ chức lễ ra quân xuất khẩu nông sản chế biến đầu năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn khuyến cáo tạm dừng đưa hàng hóa xuất khẩu lên các cửa khẩu
11:42' - 05/01/2022
Đến nay, tỉnh Lạng Sơn chỉ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại 3 cửa khẩu là Chi Ma, ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng và cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị với năng lực thông quan xuất khẩu từ 80-100 xe/ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.