Chuyển đổi xanh: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
Như một xu thế tất yếu, khi các đối tác nhập khẩu lớn của Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) và lấy đó làm tiêu chuẩn đầu vào để "sát hạch" những mặt hàng, sản phẩm vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, đã đặt ra yêu cầu đối với các nhà sản xuất cần có sự chuyển dịch phù hợp.
Việc chuyển đổi công nghệ, đầu tư nâng cấp trang thiết bị và số hóa toàn bộ quy trình vận hành theo hướng giảm phát thải, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2030 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng quốc tế.
Đại diện các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về thực tiễn triển khai mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm được rút ra cũng như đề xuất những giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.* Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS): Để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nhà nhập khẩu lớn, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tích cực chuyển đổi để thích ứng với những thay đổi của xu hướng tiêu dùng và yêu cầu xanh hóa của thị trường xuất khẩu. Việc ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và áp dụng các tiêu chuẩn xanh không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn là yếu tố quyết định để ngành đạt được sự phát triển bền vững và gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Từ nay đến năm 2030, ngành dệt may sẽ chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn. Giai đoạn từ 2031-2035, ngành sẽ phát triển hiệu quả mô hình này; đồng thời, hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước cũng như tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, kết hợp với đổi mới sáng tạo và áp dụng các tiêu chuẩn xanh, sẽ là chìa khóa giúp ngành dệt may Việt Nam duy trì sức cạnh tranh và đạt được sự phát triển bền vững.
* Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10: Trong bối cảnh ngành dệt may đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ xu thế "xanh hóa" và yêu cầu ngày càng khắt khe của các đối tác quốc tế, Tổng Công ty May 10 đã chủ động xây dựng lộ trình phát triển bền vững và nỗ lực thực hiện ba tiêu chí chính trong việc xây dựng nhà máy như xây dựng môi trường sản xuất xanh, sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc thân thiện với môi trường và chuyển đổi nguồn năng lượng đầu vào.
Các tiêu chí này không chỉ giúp công ty đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế mà còn khẳng định cam kết của doanh nghiệp đối với phát triển bền vững trong ngành dệt may.
Xu thế “xanh hóa” này không chỉ là một yêu cầu bắt buộc từ phía nhà nhập khẩu mà chắc chắn đang là cơ hội lớn để giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam nâng cao giá trị đơn hàng xuất khẩu.
* Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày, Túi xách Việt Nam (Lefaso): Sản xuất xanh là xu hướng chung của các doanh nghiệp da giày hiện nay để giữ vững kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với ngành da giày lúc này là đáp ứng các quy tiêu chuẩn mới mà nhiều quốc gia nhập khẩu giày dép lớn đưa ra, đó là tính bền vững trong sản xuất, yêu cầu về trách nhiệm xã hội...Nếu như trước đây, các hoạt động về phát triển bền vững chủ yếu do khách hàng đưa ra và mang tính khuyến khích, thì ngày nay đã được luật hóa thông qua chính sách được ban hành từ Chính phủ của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm da giày lớn. Điển hình như thị trường EU đã bắt đầu đưa ra các yêu cầu mới như thiết kế sinh thái với các thiết kế bền vững, truy xuất và minh bạch chuỗi cung ứng. Những chính sách thay đổi của thị trường nhập khẩu sẽ có tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp trong ngành.
Trong bối cảnh các thị trường nhập khẩu yêu cầu cao hơn về tính bền vững, minh bạch của sản xuất, doanh nghiệp cần nhanh chóng cải thiện và minh bạch thông tin chuỗi cung ứng sản phẩm của mình bắt đầu từ khâu nguyên liệu, sản xuất bền vững hướng đến kinh tế tuần hoàn, bảo đảm trách nhiệm với xã hội và môi trường.
* Ông Nguyễn Quảng Lộc, Trưởng ban Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2: Hiện nay, nhiều thị trường xuất khẩu đều yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt về việc giảm phát thải khí nhà kính, sản xuất “thép xanh”. Đây là việc doanh nghiệp không thể làm trong một sớm một chiều mà cần có lộ trình để chuyển đổi đầu tư sản xuất, đòi hỏi tiềm lực về vốn và thời gian.
Gần đây, tập đoàn đã hoàn thành kiểm kê khí nhà kính, đây là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn. Chủ trương của Hoà Phát là chủ động áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng, công nghệ, vận hành mới nhất vào sản xuất kinh doanh. Trong lộ trình tiếp theo, Hòa Phát sẽ tiếp tục tối ưu sản xuất để kiểm soát khí nhà kính, đáp ứng những yêu cầu phát triển giai đoạn mới.
Thời gian tới, để tăng cường cho xuất khẩu các đơn hàng, Hòa Phát sẽ ưu tiên đầu tư phát triển các loại thép công nghệ cao, thép đặc biệt phục vụ ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp ô tô, đóng tàu, thép kết cấu,… Đây cũng là các hướng phát triển sản phẩm của dự án Dung Quất 2 và các dự án sau này.
Đồng thời, Hòa Phát luôn quan tâm tối ưu hóa tất cả các khâu sản xuất theo hướng tuần hoàn, khép kín, tiết giảm tiêu hao năng lượng và xây dựng lộ trình phát triển thép xanh, giảm phát thải CO2 theo định hướng chung của Chính phủ, hướng đến mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050...
* Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TBS Group: Cơ hội và tiềm năng phát triển ngành da, giày và túi xách Việt Nam còn rất lớn. Tuy nhiên, xu hướng "xanh hóa" trên thế giới đang đòi hỏi ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp ngành da giày, áp lực chuyển đổi xanh rất lớn khi da giày là ngành gây ô nhiễm môi trường còn ở mức cao. Do vậy, doanh nghiệp da giày không thể đứng ngoài Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần thiết áp dụng dây chuyền sản xuất tự động, trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển xanh… nếu không muốn bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tập đoàn Vingroup và UBND tỉnh Thái Nguyên hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
16:36' - 10/01/2025
Ngày 10/1, Vingroup và tỉnh Thái Nguyên ký biên bản hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững và hưởng ứng cam kết của Chính phủ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Ô tô xe máy
Vingroup và VCCI ký kết hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh
18:23' - 08/01/2025
Ngày 8/1, Tập đoàn Vingroup cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.
-
Công nghệ
Tích hợp chuyển đổi xanh và số - chìa khóa phát triển bền vững
07:32' - 05/01/2025
Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố xanh và số sẽ là chìa khóa để thương hiệu Việt tạo dấu ấn trên thương trường và giúp doanh nghiệp Việt phát triển bền vững.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Dương xúc tiến đầu tư công nghệ cao và chuyển đổi xanh
17:50' - 16/12/2024
Bình Dương luôn đồng hành và cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên như chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn và năng lượng tái tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp công nhận nhiều chủng tàu bay mới đủ điều kiện khai thác
11:03'
Cục Hàng không Việt Nam sử dụng các quy định phê chuẩn tàu bay của các quốc gia dưới đây để thực hiện việc cấp, công nhận các Giấy chứng nhận liên quan đến đủ điều kiện bay của tàu bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì "Hội nghị Diên Hồng" với doanh nghiệp nhà nước
10:09'
Sáng 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo
10:00'
Đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp phải đảm bảo chính quyền địa phương cấp xã quản lý hiệu quả địa bàn, nắm chắc tình hình, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc ký kết 7 văn kiện quan trọng về đường sắt và đường bộ
09:56'
Các văn kiện về đường sắt góp phần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các dự án đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc, một nội dung được các lãnh đạo Đảng, Chính phủ hai nước hết sức quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
09:36'
Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, có tổng số 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
08:14'
Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
22:39' - 14/04/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
22:30' - 14/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 19/4 dự kiến khánh thành, thông xe 5 dự án cao tốc Bắc – Nam
22:17' - 14/04/2025
Ngày 19/4 dự kiến khánh thành 5 dự án, dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).