Xuất khẩu nông lâm thủy sản - Áp lực cho chuỗi giá trị
Là một trong những nhà cung cấp quan trọng trong chuỗi nông lâm thủy sản thế giới, chủ động thay đổi và chuyển mình, chú trọng ứng dụng chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm xanh, từ đó nâng cao giá trị và tính bền vững của sản phẩm xuất khẩu trở thành yêu cầu bắt buộc với Việt Nam.
Thị trường nhập khẩu đang có những thay đổi, chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, sản phẩm thân thiện với môi trường và có chứng nhận bền vững buộc Việt Nam phải thích ứng để giữ đà tăng trưởng nông sản ấn tượng. Đáng chú ý gần đây là Quy định không gây mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) áp dụng cho một loạt các sản phẩm như cà phê, ca cao, dầu cọ, gỗ và sản phẩm gỗ... vừa được lùi thời gian áp dụng đến tháng 12/2025. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải cung cấp thông tin chi tiết về nguồn gốc và hành trình sản phẩm.
Ngoài EUDR, các tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế khác theo hướng bền vững môi trường và trách nhiệm xã hội cũng đang được áp dụng rộng rãi, chẳng hạn như tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ (Organic, EU Organic), chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản (ASC, BAP, GlobalGAP), quản lý rừng bền vững (FSC, PEFC)…
Với tiềm năng sản xuất, xuất khẩu lớn sản phẩm lúa gạo, cá tra và trái cây, ông Tôn Thất Thịnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang đánh giá, sản xuất xanh, việc chuyển đổi số không chỉ là xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp bách để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, việc ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn… sẽ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, truy xuất nguồn gốc sản phẩm minh bạch và mở ra cơ hội kết nối thị trường.
Ông Vũ Tấn Phương - Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (VFCO), hướng tới xu hướng xuất khẩu xanh, các doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp Việt Nam đã bắt đầu áp dụng các bộ tiêu chuẩn để chứng nhận quản lý rừng bền vững bao gồm chứng nhận về tuân thủ luật pháp, bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn lao động. Nếu không tuân thủ, sản phẩm có thể bị từ chối nhập khẩu.
Nhiều doanh nghiệp nông sản, đặc biệt là trong ngành rau quả, trà, cà phê và dừa đã đạt chứng nhận hữu cơ quốc tế và xuất khẩu thành công. Bến Tre đã nắm bắt nhanh xu thế thị trường, giúp doanh nghiệp và nông dân không bị động trong sản xuất. Tại đây, dừa hữu cơ đã trở thành một lựa chọn triển vọng từ mô hình “Vườn dừa hữu cơ kiểu mẫu” với 4,5 ha, đạt tiêu chuẩn quốc tế như USDA, JAS và EU. Đến nay, địa phương này đã xây dựng vùng sản xuất hơn 24.000 ha, chiếm hơn 30% diện tích dừa toàn tỉnh; trong đó hơn 19.200 ha dừa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.
Với thủy sản, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, thị trường nhập khẩu sẽ phân loại sản phẩm theo các nhãn xanh, vàng, đỏ và thêm các yêu cầu về phúc lợi động vật thủy sản. Đây sẽ là thách thức lớn đối với ngành thủy sản Việt Nam, nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị.
Là nhà xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chia sẻ, doanh nghiệp đang chuyển đổi theo cách tiếp cận là nuôi tôm sạch bệnh, thích nghi và giảm thải ra môi trường. Minh Phú đã tích hợp thành công các công nghệ hàng đầu thế giới với nghệ nuôi tôm sinh học. Nhưng doanh nghiệp vẫn đánh giá cao về tính bền vững của mô hình tôm - lúa, tôm – rừng Việt Nam đang có.
“Để phát huy hiệu quả cần sự hợp tác của nông dân, cần tạo vùng nuôi tôm – lúa lớn để vận hành nguồn nước, thủy lợi giải quyết vấn đề môi trường, dịch bệnh. Nuôi quy mô lớn sẽ áp dụng được cơ giới hóa, giảm giá thành; ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, sản phẩm tôm - lúa, tôm – rừng có khả năng cạnh tranh rất tốt trên thị trường quốc tế”, ông Lê Văn Quang cho biết.
Mặc dù đã chủ động với những bước đi để có các sản phẩm xanh, nhưng việc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất hữu cơ, tuần hoàn, giảm phát thải gắn với sự quản lý theo chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế. Việc này đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn, từ giống, đất, phân bón, thức ăn… và các công nghệ sản xuất mới.
Theo các chuyên gia, quy định của thị trường quốc tế đang tạo ra những thách thức lớn đối với nông lâm thủy sản Việt Nam, nhưng cũng mở ra cơ hội lớn để nâng cao giá trị sản phẩm và gia tăng sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp sản xuất nông lâm thủy sản cần thay đổi tư duy và đầu tư vào công nghệ xanh, sản xuất hữu cơ, tuần hoàn và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường. Việc này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Theo ông Tôn Thất Thịnh, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp đòi hỏi thay đổi tư duy, cách thức quản lý và tổ chức sản xuất. Để những ứng dụng chuyển đổi số thực sự phát huy hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân để đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước."
Việt Nam đã có những mô hình sản xuất tuy nhỏ nhưng xanh như mô hình lúa – tôm. Những mô hình dù nhỏ nhưng chính là mô hình tương lai của nền nông nghiệp xanh cần phải được nhân rộng, tạo sự lan tỏa.
“Nông nghiệp xanh, chuyển đổi số đòi hỏi sự vào cuộc, phối hợp của các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là người nông dân phải sẵn sàng thay đổi tư duy, tiếp cận khoa học, công nghệ. Doanh nghiệp nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa sản xuất xanh, chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Nhận thức của doanh nghiệp, nông dân về xu hướng, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp xanh, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh cần được nâng cao, tạo nền móng cho chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi xanh: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10' - 17/02/2025
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08' - 17/02/2025
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục
17:17' - 16/02/2025
Giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động không nhiều. Nguồn cung dồi dào cả trong nước và các nước trong khu vực khiến giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.