Xúc tiến thương mại thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu
Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp đã tiếp tục quay lại xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga, các nước Đông Âu. Đồng thời, tăng cường hoạt động tại thị trường các nước trong khu vực Châu Á và một số nước Trung Đông, Châu Phi. Bên cạnh đó, xúc tiến đẩy mạnh hoạt động thương mại, đầu tư; nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam.
Các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước, cũng đã góp phần tích cực trong việc phát triển, mở rộng thị trường trong nước. Nhiều địa phương tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, với nhiều chủ đề khác nhau. Mỗi địa phương đều đưa ra mục tiêu, lộ trình thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khuất và tiêu thụ hàng hóa rõ ràng dựa trên lợi thế tiềm năng của mình. Nhờ các hội nghị này, hàng trăm dự án với số vốn hàng chục tỷ USD đã được ký kết. Đơn cử như Bình Phước đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp; Cần Thơ kêu gọi đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, công nghệ thông tin, logistics và năng lượng…Bên cạnh đó, các địa phương đã liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quảng bá hình ảnh, sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế với hàng nghìn sự kiện. Với nền tảng kinh tế, hạ tầng vững chắc, thành quả kinh tế đạt được trong nhiều năm qua, cùng hiệu quả đến từ các hội nghị xúc tiến thương mại các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh sản phẩm của mình sang các thị trường. Đặc biệt mới đây, Bộ Công Thương đã chính thức ký kết hợp tác với Amazon nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt xúc tiến xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử. Đây là cơ hội mới mở ra hướng kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng đi khắp thế giới. Hiện Amazon đang có tổng cộng 13 thị trường với 300 triệu khách hàng đến từ 180 quốc gia trên thế giới và người bán đến từ 172 nước bao gồm Việt Nam. Theo các chuyên gia, việc gia nhập thị trường Việt Nam của Amazon đem lại lợi thế nhiều chiều. Cụ thể sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển thị trường thương mại điện tử Việt Nam, kéo theo sự tăng trưởng cả một hệ sinh thái như bán hàng, logistic và đem lại cho người tiêu dùng Việt Nam nhiều hàng hóa chất lượng với giá cạnh tranh; chiến lược của Amazon khi thâm nhập vào một thị trường sẽ có hai chiều. Đó là đưa hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam và đưa hàng hóa xuất khẩu Việt Nam ra các nước. Không đơn thuần về thương mại mà điều doanh nghiệp Việt hưởng lợi nhiều nhất từ việc Amazon gia nhập thị trường Việt Nam là giúp phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp, hàng hóa Việt trong môi trường thương mại điện tử; đào tạo các doành nghiệp Việt về thương mại điện tử, để xuất khẩu hàng hóa và học kỹ năng bán hàng trên Amazon. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam sẽ không còn gặp nhiều rào cản về xuất khẩu hàng hóa một khi tham gia vào Amazon. Tuy nhiên, để tận dụng lợi thế bán hàng trên Amazon ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), lưu ý để buôn bán thành công trên Amazon, các doanh nghiệp Việt cần tuân thủ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm. “Các thị trường xuất khẩu lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật,… đều có quy định nghiêm ngặt về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm mà để bán vào đây, doanh nghiệp Việt phải tuân thủ” - ông Phú nhấn mạnh. Bên cạnh đó, rào cản về ngôn ngữ khiến không ít nhà bán lẻ, doanh nghiệp Việt khó tiếp cận với các sàn thương mại điện tử, bao gồm cả Amazon. Do vậy, các doanh nghiệp Việt cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng xây dựng thương hiệu để có thể tận dụng tối đa những lợi thế bán hàng trên Amazon./.- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai trương Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu, Trung Quốc
20:12' - 05/11/2018
Đây là Văn phòng XTMT thứ hai của Việt Nam tại Trung Quốc, được thành lập sau Văn phòng XTMT Việt Nam tại Trùng Khánh (Chongqing).
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị xúc tiến Thương mại và Đầu tư của Tp. Hồ Chí Minh tại Pháp
18:14' - 10/10/2018
Hội nghị đã thu hút được sự tham gia của trên 60 doanh nghiệp của Pháp và nước ngoài khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Giá xăng dầu đồng loạt tăng
15:30' - 16/01/2025
Giá dầu diesel tăng 539 đồng/lít, lên mức 19.782 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng E5 RON 92 tăng 319 đồng/lít, lên mức 20.750 đồng/lít.
-
Thị trường
IEA hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
18:45' - 15/01/2025
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 15/1 đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2025 ở mức 20.000 thùng/ngày xuống 1,06 triệu thùng/ngày.
-
Thị trường
Lịch hoạt động Tết Nguyên đán của hệ thống siêu thị Lotte Mart
14:47' - 15/01/2025
Lotte Mart chính thức thông báo lịch hoạt động Tết Nguyên đán 2025 của hệ thống siêu thị Lotte Mart trên toàn quốc.
-
Thị trường
KAPSARC: Nhu cầu dầu toàn cầu tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025 và 2026
12:20' - 15/01/2025
Trung tâm Nghiên cứu Dầu khí King Abdullah (KAPSARC) của Saudi Arabia dự báo tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng 1,21 triệu thùng/ngày lên 103,74 triệu thùng/ngày trong năm 2025.
-
Thị trường
Lực bán quay lại chiếm ưu thế, chấm dứt chuỗi tăng của chỉ số MXV-Index
08:45' - 15/01/2025
Nhóm nguyên liệu công nghiệp chịu áp lực mạnh nhất khi 6 trong 9 mặt hàng giá đi xuống, trong đó giá cà phê Robusta nối dài đà suy yếu phiên thứ ba liên tiếp.
-
Thị trường
Tương lai ảm đạm của thị trường nickel
06:00' - 15/01/2025
Tình trạng cung vượt cầu và nhu cầu thấp hơn dự kiến đã khiến giá nickel giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm vào đầu tháng 1/2025.
-
Thị trường
Hà Nội: Nguồn cung hàng hoá phục vụ Tết Ất Tỵ dồi dào
20:19' - 14/01/2025
Các doanh nghiệp khẳng định đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng khan hàng tăng giá.
-
Thị trường
Thị trường xe điện Trung Quốc có thể giảm tốc trong năm 2025
18:00' - 14/01/2025
Thị trường xe điện (EV) của Trung Quốc có thể giảm tốc trong năm 2025, làm tăng áp lực lên các công ty đang cố gắng tồn tại.
-
Thị trường
WinMart tăng nguồn cung hàng hóa Tết, ưu đãi lớn đến 50% trên toàn hệ thống
16:06' - 14/01/2025
Hệ thống WinMart/WinMart+/WiN triển khai chương trình ưu đãi Tết với thông điệp “Tết WIN sum vầy - Sắm Tết đủ đầy” với nhiều ưu đãi lớn lên đến 50%.