Xung quanh chính sách nhập khẩu gạo của Indonesia
Sau một loạt cuộc họp dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Chính phủ Indonesia cuối cùng đã quyết định nhập khẩu 500.000 tấn gạo, tương đương khoảng 1,5% nhu cầu tiêu thụ trong nước (ước tính 33 triệu tấn/năm) để bình ổn giá gạo nội địa – hiện đang đặt gánh nặng lớn lên tỷ lệ lạm phát.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nông nghiệp Amran Sulaiman, cũng như một số chính trị gia khác của Indonesia, đã phản đối mạnh mẽ chính sách nhập khẩu này, đồng thời lập luận rằng nguồn cung trong nước có thể đáp ứng nhu cầu và việc nhập khẩu sẽ gây tổn hại cho nông dân, làm giảm uy tín của chính phủ.Từ lâu nay đã tồn tại hoài nghi về tính chính xác của số liệu do Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Thống kê Trung ương (BPS) cung cấp. Thậm chí có ý kiến cho rằng bộ này có xu hướng làm tăng số liệu sản lượng để thể hiện thành công của mình, đặc biệt là vì Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) coi việc tự cung tự cấp gạo là một trong những mục tiêu của chính phủ.Giờ đây chính phủ đã nhận ra rằng cuộc tranh luận về vấn đề nhập khẩu gạo xuất phát từ các số liệu về sản lượng thiếu chính xác.Các thống kê sai lệch cộng với nguồn cung trong nước yếu kém đối với loại mặt hàng chiến lược này đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của chính phủ, tác động xấu đến khả năng phân tích, dự báo của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong việc đánh giá về nhu cầu và khả năng cung ứng gạo của Indonesia.
Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Kecuk Suhariyanto đã xác nhận hôm 15/1 rằng việc thu thập dữ liệu hiện tại dựa trên việc lấy mẫu ngẫu nhiên tại các tỉnh sản xuất chính sẽ được thay thế bằng phương pháp lập bản đồ vệ tinh để thu thập dữ liệu một cách chính xác hơn.Một vấn đề khác là việc giám sát dự trữ gạo trong nước tại các kho chính và điểm phân phối chính nhằm theo dõi và dự báo giá cả cũng không được đảm bảo.Khi mà nước này chưa có hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả, thông tin thiếu sự cập nhật và độ tin cậy về thông số các kho dự trữ, tình hình tiêu thụ gạo trên cả nước và giá cả, các cuộc tranh luận về sản xuất và tiêu dùng gạo vẫn chưa đi đến hồi kết.
Theo bài báo, chính phủ và nhiều chính trị gia Indonesia cần thay đổi nhận thức sai lầm rằng an ninh lương thực có nghĩa là tự cung tự cấp gạo. Tình trạng thiếu nước tưới tiêu vùng đảo Java đã khiến năng suất lúa gạo thấp và không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu của hơn 260 triệu người dân.
Về lâu dài nếu không có đột phá về công nghệ mới hoặc sự mở rộng đáng kể về diện tích trồng lúa ở bên ngoài đảo Java thì Indonesia vẫn chưa thể giải quyết được bài toán tự cung lương thực. Trong khi đó, nhập khẩu gạo nên được coi là một biện pháp nhằm ngăn chặn việc đầu cơ và bình ổn thị trường. Về nguồn cung, trong khi chờ đợi vụ thu hoạch mới (tháng 2- tháng 3), Chính phủ Indonesia sẽ nhập khẩu 346.000 tấn gạo, với các đơn hàng dự kiến được giao vào cuối tháng Giêng.“Chúng tôi không muốn mạo hiểm vì thiếu nguồn cung, do vậy chúng tôi sẽ nhập khẩu để giải quyết tình trạng thiếu hụt lúc này”, Bộ trưởng Thương mại Enggartiasto Lukita cho biết.
Ban đầu, Indonesia chỉ định công ty PT Perusahaan Perdagangan Indonesia tiến hành mua gạo. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất công bố ngày 15/1, trách nhiệm nhập khẩu đã được chuyển sang cho Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (Bulog) theo quy định trong Quy chế của Tổng thống số 48/2016.Số gạo trên sẽ được nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam và Pakistan. Bộ trưởng Thương mại Enggartiasto Lukita tiết lộ rằng gạo nhập khẩu sẽ được sử dụng làm lương thực dự trữ, và bộ sẽ tăng tốc quá trình quản lý nhập khẩu.
Bộ trưởng Kinh tế Darmin Nasution yêu cầu Bulog tiến hành nhập khẩu gạo càng nhanh càng tốt và gạo nhập khẩu phải cập cảng Indonesia toàn bộ muộn nhất là giữa tháng 2/2018. Chính phủ Indonesia lo lắng việc giá những mặt hàng chiến lược tăng cao có thể ảnh hưởng tới các cuộc bầu cử của nước này. Theo thông tin từ Chính phủ Indonesia, Bulog có 875.000 tấn gạo dự trữ tính tới 15/1. Lượng gạo Bulog đã phân phối ra thị trường tính tới 12/1 là 84.000 tấn. Tuy nhiên, chính Bulog – đơn vị được chỉ định nhập khẩu – cũng băn khoăn về kế hoạch này.Mặc dù trước đây Bulog đã từng đề xuất việc nhập khẩu gạo, nhưng quyết định nhập khẩu lần này là gạo chất lượng cao. Điều này mâu thuẫn với nhu cầu thực tế là “đa số người dân Indonesia sử dụng gạo chất lượng trung bình”.
Về vấn đề này, Bộ Thương mại đảm bảo rằng gạo nhập khẩu là gạo cao cấp như gạo thơm và Japonica, nhưng sẽ được bán bằng với giá các loại gạo trung bình, hoặc trong khoảng 9.450 rupiah (71 xu Mỹ) đến 10.250 rupiah/kg.- Từ khóa :
- gạo
- indonesia
- bulog
- giá gạo
- chính sách nhập khẩu gạo
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Indonesia có kế hoạch nhập khẩu gạo của Việt Nam
19:21' - 12/01/2018
Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita cho biết Chính phủ Indonesia sẽ nhập khẩu 500.000 tấn gạo bổ sung vào nguồn cung nội địa để kiềm chế giá gạo tăng tại thị trường trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gạo năm 2017: Vượt kỳ vọng
18:04' - 20/12/2017
Thông tin từ Bộ Công Thương và các doanh nghiệp cho thấy, ngành gạo đã có một năm khá thành công về xuất khẩu, vượt xa kế hoạch đã đề ra trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng bằng sông Cửu Long: Thừa mà vẫn thiếu gạo
17:38' - 12/12/2017
Thời gian qua, Đồng bằng sông Cửu Long không phải thừa gạo mà vẫn thiếu gạo. Thiếu cái người mua cần và thừa cái họ không mua.
-
Hàng hoá
Dự đoán diễn biến tích cực trên thị trường gạo năm 2018
05:30' - 27/11/2017
Trong báo cáo tháng 11/2017, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo lượng gạo giao dịch trên thế giới năm 2017 sẽ chạm mức cao kỷ lục mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58'
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53'
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52'
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
13:06'
Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và có quan hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn.
-
Kinh tế Thế giới
Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á
12:46'
Chỉ số Nikkei có lúc giảm tới 4,6% xuống 34.102 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/8.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ ngày 4/4
10:47'
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/4 cho biết Washington sẽ chính thức áp thuế 25% đối với bia và lon nhôm rỗng trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách miễn thuế các gói hàng giá trị nhỏ từ Trung Quốc
09:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp hủy bỏ chính sách miễn thuế đối với các gói hàng có giá trị nhỏ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ tiếp cận thận trọng với chính sách thuế mới của Mỹ
09:53'
Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico củng cố kinh tế toàn diện thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp
09:53'
Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố toàn diện nền kinh tế, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp với Mỹ.