Xung quanh việc tăng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản
Báo Yomiuri của Nhật Bản có bài viết với tiêu đề “Yêu cầu đối với dự toán ngân sách quốc phòng, phải có sự chuẩn bị đầy đủ khi môi trường an ninh xấu đi”.
Theo đó, dự toán ngân sách quốc phòng năm 2018 đã được Bộ Quốc phòng đề xuất tăng 2,5% so với năm 2017 lên mức 5.255,1 tỷ yen (tương đương 47,9 tỷ USD) - mức cao nhất từ trước đến nay, và là lần tăng thứ 6 liên tiếp ngân sách dành cho quốc phòng.Số liệu trên phản ánh xu hướng của tình hình thế giới đang ngày càng nghiêm trọng. Trong bối cảnh Triều Tiên liên tục thử hạt nhân và phóng tên lửa, Nhật Bản đã quyết định triển khai hệ thống Aegis của Mỹ- một hệ thống phòng vệ, tấn công quân sự tích hợp nhiều thành phần.
Hai nhóm hệ thống này có thể giúp Nhật Bản bảo vệ toàn bộ lãnh thổ, trong đó hệ thống Aegis bao gồm tên lửa tấn công trang bị trên tàu chiến Aegis và hệ thống phòng thủ tên lửa các giai đoạn.
Chi phí để trang bị một hệ thống Aegis khoảng 80 tỷ yên. Tuy nhiên, đề xuất của Bộ Quốc phòng về dự toán ngân sách đang bị trì hoãn bởi nếu đưa vào nhiều thiết bị quốc phòng mới, ngân sách theo dự toán sẽ không thể đáp ứng.Từ thực tế trên, bản dự toán ngân sách quốc phòng đến cuối năm sẽ bị kiểm tra lại, trong đó ưu tiên trang bị các hệ thống chủ chốt, quan trọng và giảm chi phí đối với những lĩnh vực được cho là ít khẩn cấp.
Trong bối cảnh đó, cần phải tính đến thực tế là các hoạt động quân sự của Trung Quốc xung quanh Nhật Bản ngày càng gia tăng. Vào đầu tháng Tám vừa qua, lần đầu tiên 6 máy bay ném bóm tầm xa của lực lượng không quân Trung Quốc đã bay qua eo biển Miyako phía cực Nam Nhật Bản, khiến các chiến đấu cơ của lực lượng phòng vệ trên không nước này phải cất cánh khẩn cấp.Hải quân Mỹ cũng điều tàu chiến Frigate tới gần đảo Tsushima, phía Nam Nhật Bản. Việc theo dõi sát các hoạt động quân sự của Trung Quốc xung quanh Nhật Bản luôn diễn ra thường xuyên.
Xuất phát từ tình hình trên, dự toán ngân sách của Nhật Bản năm 2018 bao gồm các chi phí như: mua 6 chiến đấu cơ F35 tối tân của Mỹ, đóng 1 tàu ngầm mới ưu tiên trang bị các thiết bị phát hiện tối tân.Trung Quốc đang không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hóa quân đội. Nhật Bản muốn đối phó, phải tập trung trang bị vũ khí quân sự mới, tối tân nhất, trong đó tập trung vào việc trang bị tên lửa đất đối đất có khả năng tấn công các căn cứ quân sự ở những đảo xa, nghiên cứu các tên lửa chống hạm tàng hình. Với mục tiêu bảo vệ các hòn đảo, Nhật Bản có thể đang xem xét lại khả năng tấn công các căn cứ quân sự của đối phương bằng tên lửa trong tương lai.Các thiết bị quân sự mới nhập từ Mỹ tăng giá đang là mối quan ngại của Nhật Bản. Máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ đã tăng giá hơn 20% trong thời gian qua. Từ tài khóa 2019, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự định mua 3 chiếc loại này. Tuy nhiên, do giá tăng, thời hạn giao hàng khả năng sẽ bị chậm và Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đàm phán lại với phía Mỹ để giảm giá thiết bị trên.Nếu xét về tình hình tài chính, Nhật Bản chưa thể tăng mạnh ngân sách quốc phòng. Vì vậy muốn có được vũ khí chiến lược, nước này phải kiểm tra chặt chẽ hiệu quả sử dụng kinh phí, trong đó bao gồm cả việc mua các thiết bị quốc phòng đắt tiền sản xuất trong nước.- Từ khóa :
- nhật bản
- ngân sách quốc phòng
- triều tiên
- trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng
12:36' - 15/07/2017
Với tỷ lệ 344-81, Hạ viện Mỹ ngày 14/7 đã thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng của mình cho năm tài khóa 2018, với con số lên tới 696 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cam kết tăng sức mạnh quân đội
11:15' - 14/07/2017
Ngày 14/7, tân Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo đã nhậm chức với cam kết sẽ cải tổ và tăng cường sức mạnh của quân đội.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp tăng chi tiêu quốc phòng vào năm 2018
10:23' - 14/07/2017
Ngày 13/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết tăng chi tiêu quốc phòng của nước này bắt đầu từ năm 2018 nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025 đạt 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức tài chính trong kế hoạch quốc phòng của Nhật Bản
05:30' - 04/07/2017
Bài viết trên tạp chí The Diplomat nhận định rằng khi căng thẳng khu vực gia tăng, Nhật Bản sẽ phải tận dụng tối đa nguồn ngân sách quốc phòng hạn chế của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.