Ý nghĩa kinh tế của tuyến đường ống dẫn khí đốt đầu tiên giữa Nga-Trung
Theo bài viết trên hãng tin Tân Hoa xã, “Sức mạnh Siberia” trải dài hàng ngàn km, là tuyến dẫn khí đốt tự nhiên đầu tiên trên đất liền xuyên biên giới theo hướng Đông Bắc Trung Quốc. Khí đốt được vận chuyển bằng tuyến đường ống này có thể được cung cấp cho vùng Đông Bắc Trung Quốc, vành đai biển Bột Hải và Tam giác sông Trường Giang. Đây là một thành tựu lớn của việc bổ sung ưu thế cho nhau giữa hai nước để thực hiện cùng phát triển.
Việc xây dựng và vận hành đường ống mang lại lợi ích cho cả Trung Quốc và Nga. Thứ nhất, điều này khiến nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Trung Quốc đa dạng và ổn định hơn, có lợi cho việc tối ưu hóa cơ cấu tiêu thụ năng lượng ở các khu vực dọc tuyến đường ống tại Trung Quốc, làm giảm ô nhiễm không khí.Thứ hai, "Dự án hợp tác Nga-Trung mang tầm thế kỷ" được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu năng lượng của Nga "tiến sang phía Đông", tạo triển vọng về thị trường rộng lớn hơn, qua đó tạo cơ hội quý giá để đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo việc làm ở khu vực Viễn Đông của Nga. Tuyến đường ống này cho thấy điểm mấu chốt trong hợp tác năng lượng Nga-Trung là đôi bên cùng có lợi, cùng thắng.
Việc vận hành tuyến đường ống không chỉ là thành tựu mang tính giai đoạn quan trọng mà còn là điểm khởi đầu mới cho hợp tác năng lượng Nga-Trung. Sau nhiều cuộc gặp giữa các quan chức cấp cao, hai bên đã nhất trí hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực dầu khí, năng lượng điện, than, năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo.Có thể thấy, Trung Quốc và Nga có tiềm năng tạo ra nhiều dự án quan trọng như dự án này để thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia và mang lại lợi ích tốt hơn cho nhân dân hai nước.
Đồng quan điểm này, tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn ý kiến của Vương Hiến Cử, nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và phát triển quốc gia, Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết, đối với Nga, trong bối cảnh nước này đang chịu sự cản trở của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tại thị trường châu Âu trong những năm gần đây, việc dẫn khí đốt tự nhiên đến Trung Quốc thông qua tuyến đường ống "Sức mạnh Siberia" đã mở ra thị trường khí đốt tự nhiên rộng lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và mở ra một trang mới cho việc tăng cường xuất khẩu khí đốt của Nga sang phía Đông.Điều này cũng có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chính sách cân bằng xuất khẩu năng lượng của Nga đối với phương Đông và phương Tây, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường năng lượng quốc tế giữa Nga với Mỹ và các nước Trung Đông.Đối với Trung Quốc, việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên ổn định, quy mô lớn "từ Viễn Đông và Siberia của Nga trong gần 30 năm giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng sạch và nhu cầu phát triển nền kinh tế trong nước.
Việc này còn giúp cải thiện cấu trúc năng lượng và cải thiện môi trường sinh thái, làm giảm mức độ ô nhiễm không khí ở vùng Đông Bắc và khu vực tam giác Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc, qua đó nâng cao sức khỏe của người dân trong các khu vực này.
Hãng tin Tân Hoa xã dẫn ý kiến của một số nhà phân tích khẳng định việc vận hành tuyến đường ống dẫn khí đốt giúp cải thiện cấu trúc năng lượng của Trung Quốc, khiến nguồn nguồn nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc trở nên đa dạng hơn. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc. Giáo sư Lưu Nghị Quân thuộc Đại học Dầu khí Trung Quốc nhận định thông qua dự án này khả năng đảm bảo tài nguyên khí đốt tự nhiên của Trung Quốc sẽ được đảm bảo hơn, đồng thời sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng mạng lưới đường ống dẫn khí đốt khu vực ở khu vực Đông Bắc.Bên cạnh đó, trên cơ sở dòng khí đốt tự nhiên của Trung Quốc được dẫn "từ Tây sang Đông", lưu lượng khí đốt "từ Bắc xuống Nam" sẽ tăng lên, qua đó tiếp tục hoàn thiện mạng lưới đường ống khí đốt tự nhiên ở khu vực phía Đông Trung Quốc.
Mạng lưới này kết nối với hệ thống mạng lưới đường ống phía Đông Bắc, hệ thống đường ống dẫn khí giữa Thiểm Tây-Bắc Kinh và hệ thống dẫn khí đốt từ Tây sang Đông, cùng nhau tạo thành một mạng lưới đường ống khí đốt tự nhiên chạy theo hướng Bắc-Nam, kéo dài về phía Đông-Tây, và sau đó kết nối với mạng lưới đường ống dẫn khí nước ngoài. Tuyến đường ống dẫn nói trên có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc.
Vương Nghi Xuân, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, cho biết sau khi tuyến đường ống dẫn khí đốt được đưa vào hoạt động sẽ hình thành một kênh cung cấp nguồn khí đa dạng và giúp tối ưu hóa cấu trúc sử dụng khí đốt trong khu vực, có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường khả năng cung cấp khí đốt trong mùa Đông và tăng cường khả năng bảo vệ môi trường đối với Trung Quốc.Bước tiếp theo, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc sẽ tăng cường khâu quản lý vận hành, thực hiện nâng cấp quản lý an toàn, tối ưu hóa các hoạt động sản xuất, nâng cao chất lượng kiểm tra, bảo vệ đường ống, thúc đẩy vận hành đường ống an toàn, ổn định và hiệu quả./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga xuất hơn 2 tỷ USD vũ khí sang Trung Đông mỗi năm
07:32' - 18/11/2019
Trong 5 năm qua, xuất khẩu vũ khí hàng năm sang Trung Đông đã đạt hơn 2 tỷ USD và chiếm khoảng 10-20% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của (Nga).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga đề xuất sử dụng đồng ruble làm đồng tiền của BRICS
10:38' - 16/11/2019
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng các nước BRICS có thể sử dụng đồng ruble của Nga tích cực hơn trong thanh toán nội khối, bởi kinh tế vĩ mô Nga “đặc trưng là ổn định”.
-
Kinh tế Thế giới
Cạnh tranh giữa Australia và Nga tại thị trường năng lượng châu Á
06:30' - 15/11/2019
Truyền thông Australia đưa tin Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hoan nghênh các cuộc đàm phán "rất hứa hẹn" về việc bán các lò phản ứng nổi do Nga sản xuất cho các quốc gia Đông Nam Á.
-
Doanh nghiệp
Cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại cho doanh nghiệp Việt-Nga
13:34' - 14/11/2019
VCCI liên tục tổ chức nhiều chương trình kết nối doanh nghiệp, các hoạt động cung cấp thông tin thị trường, gặp gỡ doanh nghiệp và xây dựng chương trình làm việc tại địa phương và cơ sở .
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15' - 25/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58' - 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.