Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng
Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, vì sau ngày này còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười).
Vào ngày này, nhiều nhà chùa diễn ra các lễ hội từ khắp nơi trên mọi miền đất nước, từ đồng bằng Bắc Bộ cho tới miền Tây Nam Bộ.
Vì thế mà tháng giêng chẳng những được coi là tháng ăn chơi, mà tháng giêng là tháng mà ai ai cũng nghĩ đến việc đi chùa đầu năm để thành tâm khấn nguyện cầu an lành và may mắn cho cả năm, là tháng để mọi người chăm sóc đời sống tâm linh mình mong khởi sự cho một năm làm việc mới.
Xét về khía cạnh văn hóa, rằm tháng Giêng còn được xem là 1 lễ lớn theo tín ngưỡng Việt Nam. Là 1 nước thần nông, tháng giêng là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi hạ điền, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mong một năm mùa màng bội thu.
Bên cạnh đó, trong 12 tháng rằm, tháng giêng mang về nhiều ý nghĩa với nhiều tên gọi khác nhau như tết Nguyên tiêu, Thượng nguyên, Nguyên dạ … đó là do bắt nguồn từ sự giao lưu, tiếp nhận từ nền văn hóa Trung Hoa cùng sự kết hợp hài hòa với văn hóa bản địa.
Với người Trung Quốc, rằm tháng Giêng còn gọi là tết Nguyên Tiêu với lễ hội cúng Hoa Đăng, làm bánh trôi. Theo lịch sử, bắt nguồn từ năm 180 trước Công nguyên, vua Hán Văn – nhà vua đời Tây Hán của Trung Quốc được lên ngôi đúng vào ngày rằng tháng Giêng.
Để chúc mừng và kỷ niệm ngày này, nhà vua Hán Văn quyết định lấy ngày rằm tháng Giêng là ngày hội Hoa Đăng. Hàng năm vào tối ngày rằm, nhà vua đều ra khỏi cung để đi dạo cùng chung vui với người dân. Vì thế, vào ngày này, nhà nào nhà nấy và trên khắp các ngả đường, thôn xóm đều treo đủ các loại đèn với muôn hình muôn vẻ để mọi người thưởng thức.
Theo Nho học thì xưa ngày này còn được gọi là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi các vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị. Từ đó về sau lễ hội tết Nguyên Tiêu đã được lưu truyền rộng rãi trong dân.
Vào những thế kỷ đầu công nguyên, cũng trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam và truyền thống văn hóa này được tiếp nhận vào nước ta, trở nên sự hài hòa văn hóa giữa 2 bản sắc du nhập và bản địa. Vì vậy, ngày rằm tháng Giêng là 1 ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, theo truyền thống Phật giáo thì ngày rằm tháng giêng mang ý nghĩa rất lớn..
>>> Vì sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
Giá hoa Đà Lạt tăng mạnh dịp Rằm tháng Giêng
12:00' - 18/02/2019
Nông dân các làng hoa thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) “trúng đậm” vụ hoa đầu năm. Giá hoa tăng mạnh, có loại giá còn cao hơn so dịp Tết Nguyên đán vừa qua.
-
Đời sống
Rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt
19:56' - 08/02/2019
Thành ngữ có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của rằm tháng Giêng trong tâm thức người Việt.
-
Dự báo thời tiết
Dự báo thời tiết đêm rằm Trung thu: Hà Nội không mưa
18:36' - 24/09/2018
Dự báo thời tiết đêm rằm Trung thu (tức ngày 24/9), Thủ đô Hà Nội không mưa, các khu vực khác trên cả nước có mưa rào rải rác, có nơi có dông.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Cách chọn quất cảnh Tết đẹp, hợp phong thủy và mang tài lộc cho năm mới
15:41'
Quất cảnh Tết không chỉ là một món quà trang trí ngày Tết, mà còn mang ý nghĩa phong thủy quan trọng, góp phần mang lại tài lộc, sức khỏe và may mắn cho gia đình trong năm mới.
-
Đời sống
Những nghệ sỹ nào sẽ góp mặt trong Táo quân 2025?
12:51'
Điểm đáng chờ đợi nhất của “Táo quân 2025” là sự trở lại của hàng loạt gương mặt nghệ sỹ trong suốt hơn 20 năm qua đã gắn bó và làm nên thương hiệu “Gặp nhau cuối năm”.
-
Đời sống
Nồi bánh chưng gắn kết cộng đồng đón Tết trên đất Nam Phi
09:01'
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, mỗi năm mỗi khi Tết đến, Xuân về, khu bếp của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi lại nhộn nhịp không khí chuẩn bị cho Tết cộng đồng.
-
Đời sống
Những lưu ý khi cúng giao thừa ngoài trời
08:30'
Thời khắc giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, việc cúng ngoài trời giúp loại bỏ những điều không may mắn và đón chào vận khí tốt.
-
Đời sống
Cân bằng dinh dưỡng ngày Tết: Bí quyết giữ lửa sức khỏe trong mùa xuân
05:30'
Tết Nguyên Đán là thời điểm để gia đình quây quần, thưởng thức những món ăn đặc sản, vui vẻ sum vầy. Tuy nhiên, trong không khí vui tươi đó, nhiều người lại dễ dàng lơ là về vấn đề dinh dưỡng.
-
Đời sống
7 lưu ý quan trọng khi xông đất đầu năm
08:36' - 16/01/2025
Người xông đất được xem là người mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình gia chủ trong suốt cả năm. Vì vậy, khi được chọn để xông đất, cần chú ý một số điều sau đây.
-
Đời sống
Tư vấn chống say rượu ngày Tết: Bí quyết để đón xuân vui vẻ, không lo say rượu
05:30' - 16/01/2025
Ngày Tết là dịp để gia đình, bạn bè sum vầy, quây quần bên nhau và cùng nhau chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ. Tuy nhiên, một vấn đề mà nhiều người lo ngại trong những ngày này chính là việc bị say rượu.
-
Đời sống
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: Giải pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí
15:45' - 15/01/2025
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã trở thành vấn đề đáng lo ngại trong nhiều năm qua, đặc biệt sau thông tin Thủ đô nhiều lần lọt top các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
-
Đời sống
NASA xác nhận năm 2024 là năm nóng nhất trong lịch sử
10:57' - 15/01/2025
Theo một phân tích do các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) dẫn đầu, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái Đất trong năm 2024 ở mức cao nhất trong từ trước đến nay.