Yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Chia sẻ quan điểm về vấn đề Biển Đông, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Việt Nam ủng hộ việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Hoạt động của các bên ở Biển Đông cần đóng góp vào mục tiêu chung này.
Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và chia sẻ quan điểm như đã nêu trong Tuyên bố Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 rằng, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.
“Với tinh thần đó, cùng các nước ASEAN, Việt Nam mong rằng tất cả các nước, trong đó có các nước đối tác của ASEAN sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, vì lợi ích chung phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Một lần nữa xin khẳng định, Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này”, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Nêu quan điểm liên quan đến việc ngày 1/2 vừa qua, Luật Hải cảnh Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định rõ: Trong việc ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển, các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế, các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và sẽ kiên quyết, kiên trì các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ các quyền hợp pháp, chính đáng đó.
“Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, có trách nhiệm thực thi một cách thiện chí luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, không có các hành động gia tăng căng thẳng, tích cực đóng góp vào việc tạo dựng lòng tin, giữ gìn hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông”, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
20:16' - 29/01/2021
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng: Yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đóng điện đưa vào vận hành trạm biến áp 500 kV Dốc Sỏi
11:23'
Rạng sáng 7/3, Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) đã hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành hạng mục mở rộng trạm biến áp 500 kV Dốc Sỏi.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Lạt đi tiên phong trong sản xuất nông nghiệp hiện đại
10:39'
Trong những năm qua, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) nổi tiếng là địa phương phát triển vượt bậc về nông nghiệp công nghệ cao và được xem là trung tâm sản xuất nông nghiệp hiện đại tiên phong của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên Giang thu hút đầu tư nước ngoài vào 5 lĩnh vực trụ cột
09:07'
Tỉnh Kiên Giang thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư nước ngoài trên địa bàn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch để thu hút đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam lần đầu lọt nhóm có Chỉ số Tự do kinh tế trung bình
21:55' - 06/03/2021
Với 61,7 điểm, Việt Nam đã lần đầu tiên lọt nhóm nền kinh tế có Chỉ số Tự do kinh tế ở mức trung bình, trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90 trong bảng xếp hạng năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Việt Nam có cơ sở trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045
20:02' - 06/03/2021
Chiều 6/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc gặp mặt các doanh nhân, trí thức tiêu biểu với chủ đề "Đối thoại 2045”.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành điều Việt Nam duy trì vị trí xuất khẩu số 1 thế giới
11:17' - 06/03/2021
Hội nghị điều quốc tế Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 7/3/2021. Trong suốt nhiều năm qua, Việt Nam liên tục giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng: Cấp căn cước sẽ chỉ mất từ 5-10 phút
17:42' - 05/03/2021
Các đơn vị thuộc Công an thành phố Đà Nẵng đang thực hiện nhiều biện pháp để rút ngắn thời gian cấp Căn cước công dân, cố gắng để thủ tục cấp thẻ cho mỗi người chỉ gói gọn trong khoảng 5 - 10 phút.
-
Kinh tế Việt Nam
Đã tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax giai đoạn 2 cho 367 người
16:43' - 05/03/2021
Các tình nguyện viên được tiêm hai mũi vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax, mỗi mũi cách nhau 28 ngày.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêm vaccine ngừa COVID-19: Phải bảo đảm an toàn ở mức cao nhất có thể
15:26' - 05/03/2021
Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc tiêm ngừa một cách an toàn, hiệu lực, hiệu quả; phải bảo đảm an toàn ở mức cao nhất có thể, nếu có sự cố thì phải bình tĩnh xử lý.