Yêu cầu nghiên cứu mở rộng 2 tuyến cao tốc phía Nam
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đề nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, xử lý đề xuất của các địa phương Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An và Tập đoàn Đèo Cả về việc đầu tư giai đoạn 2 tuyến đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Trước đó, UBND các tỉnh Tiền Giang, Long An, Tp. Hồ Chí Minh và Tập đoàn Đèo Cả đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất đầu tư mở rộng giai đoạn 2 của 2 tuyến cao tốc này. Lý do các tỉnh, thành này đưa ra là tình trạng phương tiện và nhu cầu vận chuyển hàng hóa của người dân tăng cao, việc đầu tư mở rộng cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, lưu lượng trên tuyến Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương tăng cao sau khi dừng thu phí, trung bình khoảng 51.000 lượt xe/ngày đêm. Lưu lượng tăng khiến tình trạng ùn ứ thường xuyên xảy ra, xe dàn hàng ngang, chạy vào làn khẩn cấp,… tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Năng lực thông hành rất thấp, tốc độ khai thác trung bình giảm xuống trung bình còn 60 – 70km/h trong khi vận tốc thiết kế là 120km/h. Riêng đối với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (giai đoạn 1) được thiết kế với vận tốc 80 km/h, gồm 4 làn xe hạn chế, tuyến chưa bố trí làn dừng khẩn cấp liên tục, mà chỉ bố trí điểm dừng khẩn cấp so le nhau khoảng cách thiết kế từ 4-5 km. Đại diện Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, trong khoảng 3 tháng đưa vào vận hành không thu phí (từ ngày 30/4 đến ngày 3/8/2022), tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã phục vụ hơn 2,2 triệu lượt xe với lưu lượng xe giai đoạn cao điểm lên tới 30.000 lượt xe/ngày đêm. Theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận là tuyến đường huyết mạch quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù mới hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào vận hành, nhưng đã giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Tiền Giang. Đồng thời, đẩy nhanh sự liên thông kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương cần mở rộng quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch 8 làn bao gồm 6 làn xe cao tốc và 2 làn dừng khẩn cấp.Cũng theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, với tình trạng, năng lực thông hành hiện tại của 2 tuyến cao tốc là hạn chế so với lượng phương tiện hiện tại dẫn đến chưa phát huy hiệu quả đầu tư, đặc biệt sau khi tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành hoàn thành kết nối với tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương dự kiến vào năm 2023 sẽ khiến lưu lượng trên tuyến tăng cao hơn nữa.
Mặt khác, với sự phát triển kinh tế giữa các vùng miền Đông và Tây Nam bộ, vận chuyển hàng hóa, nhu cầu di chuyển của người dân tăng cao do kết nối vùng thuận tiện hơn sẽ gây quá tải nghiêm trọng cho tuyến cao tốc hiện tại. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét nghiên cứu đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong một diễn biễn liên quan, ngày 22/8/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã chủ trì cuộc họp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND Tp. Hồ Chí Minh, UBND các tỉnh Tiền Giang, Long An và Tập đoàn Đèo Cả để họp bàn về đề xuất đầu tư giai đoạn 2 tuyến đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. Tại cuộc họp này, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam và các địa phương đều thống nhất về sự cần thiết phải đầu tư ngay giai đoạn 2 của 2 tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương, Trung Lương – Mỹ Thuận để đồng bộ các tuyến, hiện thực hóa sự quan tâm của Chính phủ về việc kích hoạt sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam bộ. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị các bên tiếp tục nghiên cứu, và giao Vụ Đối tác - công tư (PPP) của Bộ tổng hợp, tham mưu Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2022. Theo chủ trương phân cấp, phân quyền của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị các địa phương nơi có dự án đi qua chủ động đề xuất làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án theo quy định; Bộ Giao thông Vận tải sẽ thống nhất và phối hợp chặt chẽ với địa phương trong quá trình triển khai. Đối với phương án đầu tư, các bên đã thống nhất sẽ nghiên cứu và thực hiện 2 dự án độc lập theo tính chất riêng của từng dự án để thuận tiện trong việc quản lý đầu tư và thu hút nguồn vốn, lựa chọn quy mô phù hợp để tranh thủ sớm thực hiện để giải quyết các vấn đề tồn tại, đảm bảo hiệu quả đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thúc tiến độ dự án cao tốc Phan Thiết -Dầu Giây
20:36' - 22/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan tới dự án đường cao tốc Phan Thiết -Dầu Giây.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Cơ bản hoàn thành GPMB cho Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành trước 30/8
21:44' - 20/08/2022
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi kiểm tra tiến độ triển khai Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất trình tự, thủ tục chỉ định thầu 3 dự án cao tốc phía Nam
15:41' - 17/08/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 18/2022/NQ-CP về triển khai dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (2021 – 2025).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Cộng hòa Dominicana còn nhiều tiềm năng hợp tác thương mại
11:27'
10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam- Cộng hoà Dominicana đạt 76,5 triệu USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu 64,3 triệu USD, nhập khẩu từ Cộng hoà Dominicana 12,2 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Cho ý kiến dự thảo Luật sửa đổi một số luật trong lĩnh vực tài chính
11:11'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực, sự phối hợp của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan để giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu
10:32'
Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình luôn đồng hành, hỗ trợ, triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang đặt mục tiêu nằm trong Top đầu miền Bắc về nông nghiệp
10:27'
Tầm nhìn đến năm 2050, Bắc Giang là một trong những tỉnh có nền nông nghiệp trọng điểm quốc gia, nằm trong Top đứng đầu miền Bắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị G20: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 bảo đảm cho xóa đói nghèo toàn cầu
08:17'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng, đề xuất 3 bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa đói nghèo trên phạm vi toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế Thực phẩm và đồ uống PLMA 2024 tại Chicago (Hoa Kỳ)
08:01'
Hội chợ PLMA diễn ra từ 17-19/11, với hơn 1.500 nhà triển lãm từ hơn 50 quốc gia và hàng ngàn nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát
21:01' - 18/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 117/CĐ-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội nào cho xuất khẩu sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu?
18:02' - 18/11/2024
Sau 4 năm EVFTA có hiệu lực (từ 8/2020), Liên minh châu Âu (EU) hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu 4 năm ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12-15%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đơn phương chấm dứt hợp đồng BOT tuyến nối đường Võ Văn Kiệt
15:14' - 18/11/2024
Dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương (giai đoạn 1) thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT.