Yếu tố Trung Quốc trong tăng trưởng kinh tế Đức
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tác động đến thương mại toàn cầu và các nhà máy của Trung Quốc đang trở thành đối thủ của những "người khổng lồ" Đức vốn từng là nhà cung cấp của họ.
Tình hình này diễn ra vào thời điểm đầy thách thức đối với Đức. Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) ngày 14/11 công bố số liệu cho thấy Đức đã tránh được một cuộc suy thoái mang tính kỹ thuật, với mức tăng trưởng nhẹ 0,1% trong quý III/2019. Mặc dù vậy, Destatis cũng cho hay mức sụt giảm tăng trưởng của quý II/2019 lớn hơn so với số liệu sơ bộ cho thấy, theo đó tăng trưởng kinh tế Đức bị thu hẹp 0,2%, chứ không phải 0,1% như báo cáo ban đầu. Trước đó, nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán rằng Đức sẽ rơi suy thoái trong quý III/2019, khi hai quý liên tiếp tăng trưởng âm được coi là suy thoái mang tính kỹ thuật.Dù đã tránh được một cuộc suy thoái, song có nhiều số liệu cho thấy Đức đang trong tình trạng trì trệ và nền kinh tế dựa vào xuất khẩu này vẫn phải đối mặt với những "cơn gió ngược" do bất ổn toàn cầu. Các công ty dịch vụ và thị trường việc làm vẫn tăng trưởng tốt ở Đức, song lĩnh vực công nghiệp, dẫn đầu là ô tô và máy công nghiệp, đã chứng kiến sự suy giảm giữa bối cảnh căng thẳng thương mại.Mặc dù trao đổi thương mại giữa Đức và Trung Quốc chỉ chiếm một phần nhỏ trong quy mô nền kinh tế 3.400 tỷ euro (3.800 tỷ USD). Đây vẫn là một trong số các yếu tố đóng góp vào GDP của Đức mà Berlin có thể dựa vào để thúc đẩy tăng trưởng hàng năm. Giờ đây, nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hóa "Made in Germany" (Sản xuất tại Đức) đang "hạ nhiệt", và thậm chí ở một số lĩnh vực còn ghi nhận xu hướng giảm, thị trường xuất khẩu béo bở đã không còn là một động lực hỗ trợ cho kinh tế Đức.Khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, trao đổi thương mại Trung-Đức ở mức khá thấp. Từ khi Bắc Kinh bắt đầu tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa đến nay, tỷ trọng của thị trường Trung Quốc trong xuất khẩu của Đức đã tăng từ 0,6% năm 1990 lên 7,1% vào năm 2018. Năm 2016, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức và vẫn duy trì vị trí này đến nay. Nhờ lĩnh vực xuất khẩu mà Đức rũ bỏ hình ảnh "ốm yếu" hồi thập niên 1990 và hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhanh hơn nhiều so với những quốc gia khác.Các nhà sản xuất xe hơi như BMW và Volkswagen, những người khổng lồ công nghiệp như Siemens và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (được gọi chung bằng cái tên Mittelstand, đóng vai trò xương sống của cả nền kinh tế) đều được hưởng lợi nhờ lĩnh vực xuất khẩu "ăn nên làm ra". Theo cách tiếp cận của người tiền nhiệm Gerhard Schroeder vào đầu những năm 2000, Thủ tướng Angela Merkel đã thúc đẩy quan hệ thương mại với Trung Quốc. Tháng 9/2019, bà Merkel đã có chuyến thăm Trung Quốc thứ 13 trong vòng 14 năm.Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc đã tăng trưởng dương hàng năm trừ năm 2015, và kim ngạch đạt mức kỷ lục 93 tỷ euro vào năm 2018. Tuy nhiên, ngay cả trước khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bùng nổ, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu từ Đức sang Trung Quốc đã bắt đầu giảm dần, từ 13,3% năm 2017 xuống 8% năm 2018 xuống 2,7% trong 9 tháng đầu năm 2019, theo dữ liệu chính thức của Đức.
Số liệu hải quan Trung Quốc cũng cho thấy nhập khẩu của nước này từ Đức trong tháng 8/2019 đã giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, con số này của tháng Chín là -9,2%. Tính chung 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu từ Đức đã giảm 2%.Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng trước đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Đức xuống 0,5% trong năm 2019 và 1,2% trong năm 2020. IMF nhận định rằng nhu cầu đối với hàng hóa Đức của Trung Quốc yếu hơn là một yếu tố đằng sau sự suy giảm sản lượng công nghiệp của quốc gia châu Âu này, cùng với những tác động do cuộc chiến thương mại. Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) cũng viện dẫn tranh chấp Mỹ-Trung và sự hạ nhiệt của nền kinh tế Trung Quốc khi dự đoán rằng xuất khẩu của Đức sẽ giảm vào năm tới, lần giảm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.Brose Group, một nhà cung cấp phụ tùng ô tô ở Bavaria, cho biết, nhu cầu từ thị trường Trung Quốc chậm lại là một trong những lý do khiến công ty quyết định cắt giảm 2.000 việc làm trong số lao động 26.000 người. Axel Myme, nhà quản lý cấp cao tại cảng Hamburg, nhận định Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức, nhưng xu hướng trong tương lai rất khó dự đoán. Cảng Hamburg, là một "cửa ngõ" xuất nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Ông Myme cho rằng vấn đề lớn nhất là xu hướng bảo hộ và đại diện lớn nhất là Washington. Ở một góc nhìn khác, có ý kiến cho rằng hàng thập niên dành cho việc vun đắp quan hệ thương mại với Trung Quốc đã gây bất lợi cho ngành công nghiệp địa phương, và bây giờ họ muốn Berlin có một cách tiếp cận cứng rắn hơn.Các quan chức Đức đã mô tả việc Trung Quốc thâu tóm công ty robot Kuka tại Bavaria vào năm 2016 như một lời cảnh tỉnh và nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ các lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế khỏi các nhà đầu tư nước ngoài. Berlin đã thắt chặt các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài vào năm ngoái để có quyền điều tra và nếu cần, có thể ngăn chặn việc các thực thể ngoài châu Âu mua cổ phần của các công ty Đức. Đây được cho là một động thái nhắm đến các tập đoàn đầu tư được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Moody's hạ bậc tín nhiệm về triển vọng các ngân hàng Đức
07:27' - 22/11/2019
Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's ngày 21/11 đã hạ mức đánh giá về triển vọng của các ngân hàng Đức từ "ổn định" xuống "tiêu cực".
-
Chuyển động DN
Nhiều công ty Đức quyết định rút khỏi Trung Quốc
07:03' - 13/11/2019
Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại Đức, gần 25% số công ty Đức làm ăn tại Trung Quốc đang có kế hoạch di dời toàn bộ hoặc một phần hoạt động của họ ra khỏi thị trường này.
-
Kinh tế & Xã hội
Đức: Dòng chảy di cư và ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội
06:30' - 06/11/2019
Trước sự xuất hiện ồ ạt của dòng người di cư, xã hội Đức xuất hiện nhiều vấn đề đặc biệt là an ninh và phong trào bài trừ người nước ngoài, khiến mâu thuẫn tăng cao và ảnh hưởng đến chính trường Đức.
-
Xe & Công nghệ
Doanh số bán ô tô của Đức tăng trở lại
20:20' - 05/11/2019
Cơ quan Giao thông vận tải liên bang Đức (KBA) cho biết doanh số bán ô tô của nước này đã tăng khá mạnh trong tháng 10/2019 sau khi vụ bê bối khí thải đã dần lắng dịu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Thụy Sĩ đưa đậm nét việc Việt Nam - Thụy Sĩ nâng cấp quan hệ Đối tác toàn diện
13:36'
Trang tin Nau.ch dẫn bài viết của hãng thông tấn Keystone SDA có nhan đề “Thụy Sĩ và Việt Nam muốn tăng cường đối thoại”.
-
Kinh tế Thế giới
EU kêu gọi tăng cường ngoại giao khí hậu sau khi Mỹ rút lui
12:48'
Theo Ủy viên phụ trách vấn đề khí hậu của EU Wopke Hoekstra, châu Âu cần tăng cường vai trò ngoại giao về khí hậu, sau khi Tổng thống Mỹ một lần nữa rút khỏi nỗ lực toàn cầu chống suy thoái khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Năng lượng Mặt Trời lần đầu tiên vượt than đá trong cung cấp điện năng ở EU
12:46'
Lần đầu tiên năng lượng Mặt Trời đã vượt qua than đá trong cơ cấu cung cấp điện của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ điều chuyển 20 quan chức Bộ Tư pháp - Đề cử tân đại sứ tại EU
12:44'
Theo các nguồn thạo tin, chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện tái cấu trúc lớn tại Bộ Tư pháp, với việc điều chuyển khoảng 20 luật sư cấp cao sang các vị trí mới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ giữa năm 2023
11:23'
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý II/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ giữa năm 2023
11:00'
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý II/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Aramco: Nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2025
08:24'
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ đạt 106 triệu thùng/ngày trong năm nay, sau khi ghi nhận mức trung bình khoảng 104,6 triệu thùng/ngày trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn LNG/năm với Ấn Độ
08:15'
Tập đoàn dầu khí quốc gia Argentina YPF đã ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn khí hóa lỏng/năm với 3 công ty của Ấn Độ, cũng như hợp tác trong lĩnh vực lithium, khoáng sản và thăm dò hydrocarbon.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil lắp đặt hơn 1.000 km cáp ngầm để đưa Internet tới Amazon
08:14'
Chính phủ Brazil bắt đầu lắp đặt hơn 1.000 km cáp quang dưới lòng sông Solimões ở phía Bắc khu vực Amazon để cung cấp Internet cho hàng chục cộng đồng cư dân chưa được tiếp cận hệ thống viễn thông.