10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật năm 2017
1. Kinh tế thế giới năm 2017 tăng trưởng mạnh
Với việc các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Eurozone và Nhật Bản đều phát đi nhiều tín hiệu khả quan, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 3,6% trong năm 2017 và 3,7% năm 2018, so với mức 3,2% của năm 2016.
Các thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt khởi sắc, điển hình là thị trường chứng khoán Mỹ liên tục phá vỡ các kỷ lục, trong đó chỉ số Dow Jones lần đầu tiên trong lịch sử vượt đỉnh 24.000 điểm. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 cũng lập kỷ lục tăng 16 ngày liên tiếp lên mức cao nhất trong 21 năm là 21.805,17 điểm hôm 24/10/2017.
2. ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập với nhiều thành tựu nổi bậtNăm 2017 ghi dấu mốc lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Từ một hiệp hội sơ khai với năm quốc gia sáng lập, ASEAN - hiện bao gồm 10 thành viên - đã vượt qua nhiều khó khăn và khác biệt để trở thành nhân tố đóng góp quan trọng cho hòa bình và thịnh vượng ở khu vực và thế giới.
Đặc biệt, với việc hình thành Cộng đồng ASEAN vào tháng 12/2016, ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới và cộng đồng kinh tế phát triển năng động nhất châu Á-Thái Bình Dương.
Hiệp hội đã tạo được vị thế quan trọng mà hiếm liên kết tiểu khu vực nào có được, với các cơ chế gắn kết không chỉ trong nội bộ mà còn với hàng loạt đối tác lớn trên thế giới.
3. Điều chỉnh nhiều thỏa thuận thương mại đa phươngHiệp định Thuận lợi hóa Thương mại (TFA) ngày 22/2/2017 chính thức có hiệu lực cho dù trước đó một tháng Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TFA là thỏa thuận đa phương đầu tiên trong 21 năm lịch sử của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giúp cắt giảm chi phí thương mại toàn cầu.
Mặc dù Mỹ rút khỏi TPP, 11 nước thành viên còn lại vẫn nỗ lực hồi sinh thỏa thuận này dưới tên gọi mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Bên cạnh đó, ASEAN và 6 nước đối tác nỗ lực để sớm đạt được Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hay APEC đang thúc đẩy Hiệp định Thương mại Tự do châu Á–Thái Bình Dương (FTAAP).
4. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc mở ra thời kỳ phát triển mớiĐại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX (Đại hội XIX) diễn ra trong tháng 10/2017 là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nước này đang đứng trước giai đoạn then chốt để hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện vào năm 2020, đẩy mạnh phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Theo báo cáo chính trị do Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trình bày tại đại hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2035 hoàn thành xây dựng toàn diện đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa, và đến năm 2050, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia XHCN thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, tiến bộ về văn hóa, hài hòa và tươi đẹp.
5. Mỹ cải cách thuế sâu rộng nhất trong 30 nămHạ viện và Thượng viện Mỹ ngày 20/12/2017 đã thông qua dự luật cải cách thuế trị giá 1.500 tỷ USD do đảng Cộng hòa soạn thảo. Ngày 22/12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành dự luật này.
Đây được coi là thắng lợi pháp lý quan trọng trong năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Donald Trump. Theo Trung tâm Chính sách Thuế, dự luật cải cách này sẽ cắt giảm thuế cho 95% người Mỹ trong năm 2018.
Mặc dù nhận được nhiều chỉ trích rằng dự luật này “thiên vị” giới nhà giàu, song những người ủng hộ dự luật vẫn đặt kỳ vọng biện pháp giảm thuế sẽ tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới này.
6. Anh chính thức kích hoạt tiến trình rời khỏi EUNgày 29/3/2017, Thủ tướng Vương quốc Anh Theresa May chính thức kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, khởi động tiến trình đàm phán đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Đến nay, hai bên đã trải qua sáu vòng đàm phán song vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng do sự suy giảm vị thế của Thủ tướng May ở trong nước.
Trong cuộc bỏ phiếu quan trọng ngày 13/12/2017, Quốc hội Anh đã nhất trí ủng hộ một nội dung sửa đổi Dự luật Brexit, theo đó yêu cầu sự đảm bảo pháp lý để các nghị sĩ được quyền bỏ phiếu đối với bất cứ thỏa thuận cuối cùng nào giữa Anh và EU.
7. Trí tuệ nhân tạo phát triển ấn tượngCông nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ trong năm 2017. Hàng loạt dự án được mở rộng với nhiều nguồn lực từ cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp và cả chính phủ các nước, cùng nhiều sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực, từ xe tự hành đến các loại máy móc tối ưu hóa trong y học, các ứng dụng AI trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ, tình báo, an ninh, giám sát, nghiên cứu vũ trụ...
Đặc biệt, Saudi Arabia chính thức cấp quyền công dân cho “cô” người máy Sophia do công ty Hanson Robotics của Hong Kong phát triển. Sophia có hình dáng, giọng nói, tư duy, biểu cảm như con người. Tuy nhiên, AI cũng đang đặt ra những thách thức lớn cho nhân loại, đặc biệt là nguy cơ về mất an ninh và ổn định toàn cầu.
8. Kinh tế vùng Vịnh bất ổn do căng thẳng ngoại giaoNgày 5/6/2017, Saudi Arabia, Bahrain, Ai Cập và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, đồng thời cáo buộc Doha hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố và gây bất ổn trong khu vực Trung Đông.
Để tiếp tục gây áp lực đối với Qatar, Saudi Arabia phong tỏa tuyến đường bộ, đường hàng không với nước này. Kinh tế Qatar năm 2017 được dự đoán sẽ tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ năm 1995.
Trước tình hình này, Qatar đang tích cực tìm kiếm các thị trường mới và đa dạng hóa nền kinh tế, đồng thời tạo lập quan hệ thương mại mới trên toàn cầu nhằm giảm bớt tình trạng bị cô lập.
9. Đồng tiền ảo bitcoin gây “bão” trong giới đầu tưĐồng bitcoin tăng giá mạnh trong năm nay, từ dưới 1.000 USD/1 bitcoin tăng lên có lúc sát ngưỡng 20.000 USD, rồi lại lao dốc xuống khoảng 12.000 USD. Dù giới đầu tư đang mạnh tay đổ tiền vào mua bitcoin, nhưng nhiều chính phủ, ngân hàng trung ương, tập đoàn ngân hàng lớn và chuyên gia phân tích vẫn tỏ ra e ngại về tính bảo mật và "bong bóng" của đồng tiền kỹ thuật số này.
10. Thị trường thế giới rung động vì các vụ bê bối an toàn thực phẩmNăm 2017 chứng kiến nhiều vụ bê bối an toàn thực phẩm làm người tiêu dùng hoang mang và lo âu. Hồi đầu tháng Ba, cảnh sát Brazil thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm thịt không đạt chất lượng, cũng như cho phép các cơ sở sản xuất sử dụng chất gây ung thư để làm sản phẩm chế biến từ thịt có màu đẹp và mùi thơm.
Tới ngày 12/8, sản phẩm trứng bị nhiễm hóa chất fipronil đã bị phát hiện tại 16 quốc gia châu Âu, và sau đó lan rộng, khiến hàng triệu quả trứng và các sản phẩm làm từ trứng đã đồng loạt bị rút khỏi kệ hàng tại các siêu thị châu Âu./.
Xem thêm:
>>>Brexit: Giai đoạn chuyển giao sẽ hoàn tất vào cuối năm 2020
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
LHQ dự báo kinh tế thế giới năm 2018
15:29' - 12/12/2017
Trong báo cáo về triển vọng kinh tế của thế giới công bố ngày 11/12, Liên hợp quốc (LHQ) nhận định kinh tế thế giới dự kiến vẫn ổn định trong 2 năm tới sau khi đạt mức tăng trưởng 3% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Học giả Mỹ lạc quan về kinh tế thế giới 2018
05:30' - 04/12/2017
Trang tin Project-Syndicate vừa đăng bài viết với tiêu đề “Nền kinh tế thế giới 2018” của tác giả Michael Spence- Giáo sư kinh tế trường Đại học New York.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo triển vọng kinh tế thế giới năm 2018
09:40' - 14/11/2017
Theo Conference Board, sau khi tăng trưởng cao hơn dự đoán trong năm 2017, nền kinh tế thế giới có khả năng sẽ duy trì được đà hiện nay và đạt mức tăng 3% trong cả năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.