6 nội dung trọng tâm phát triển logistics khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Theo nhận định của Bộ Giao thông Vận tải, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện về vị trí địa lý và thuận lợi về kết nối giao thương với các vùng trong cả nước, các nước trong khu vực ASEAN và thế giới.
Trong đó, hoạt động giao thông vận tải với 4 phương thức vận tải chủ yếu là đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường biển, hàng không đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng logistics của vùng nói riêng và cả nước nói chung.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật, hệ thống logistics của vùng vẫn còn kém phát triển; trong đó, lĩnh vực giao thông đóng vai trò rất quan trọng.Vấn đề liên kết vùng vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các trục giao thông chính nhằm gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế là nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.
Do đó, việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải sẽ là nền tảng cơ bản để thúc đẩy phát triển logistics và gia tăng giá trị của các mặt hàng thế mạnh của vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng và cả nước.
Trước nhu cầu xây dựng hệ thống dịch vụ logictics càng trở nên bức thiết, các đại biểu đã tập trung phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển logistics cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Trong đó, tập trung vào 6 nội dung trọng tâm gồm: nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng kết nối; nhóm giải pháp phát triển dịch vụ vận tải; nhóm giải pháp phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ logistics; nhóm giải pháp nâng cao năng lực doanh nghiệp kinh doanh vận tải, giao nhận, dịch vụ logistics; nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực; nhóm giải pháp về các cơ chế chính sách, thủ tục hành chính đối với hoạt động của dịch vụ logistics.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có thể phát triển logistics rất tốt, nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải.Việc phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, liên hoàn và giải quyết các nút thắt về kết cấu hạ tầng sẽ góp phần giảm tỷ trọng chi phí logistics xuống mức tương đồng với các nước trong khu vực, tiến đến mục tiêu hạ chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho người nông dân.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, hiện tại do nguồn vốn đầu tư gặp khó nên không thể đầu tư theo cơ chế xin - cho.Vì vậy, các địa phương phải phát huy hiệu quả những cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, kết nối kho cảng với các cụm doanh nghiệp, phát huy vận tải đa phương thức, đặc biệt là phát huy lợi thế đường thuỷ nội địa để giảm sự quá tải của đường bộ,...
Ngoài ra, các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, các đơn vị các cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để khắc phục tình trạng thiếu, yếu và chắp vá như hiện nay.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tin tưởng rằng, trong những năm tới đây, nếu phát triển đồng bộ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là một trong những khu vực phát triển mạnh mẽ, phát huy được tất cả lợi thế của vùng, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển logistics ở tầm cao mới để tránh tụt hậu
12:40' - 15/12/2017
Phát triển logistics ở Việt Nam đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, mở rộng và phát triển thị trường, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
-
Chuyển động DN
Chi phí logistics của Việt Nam hiện khá cao so với các quốc gia trong khu vực
17:08' - 02/11/2017
Ông Đặng Vũ Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh dịch vụ Logistics, cho biết chi phí logistics của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực hiện khá cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhân lực ngành logistics Việt Nam thiếu cả lượng và chất
13:28' - 12/10/2017
Để giải quyết được bài toán nguồn nhân lực ngành logictics, việc liên kết đào tạo giữa nhà trường - doanh nghiệp - nhà nước và hiệp hội cần đi vào thực chất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản quý I bứt phá đạt 2,45 tỷ USD
17:11'
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu thuỷ sản tháng 3/2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với kim ngạch đạt gần 889 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 380 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến trái cây ở Trà Vinh
16:27'
Dự án Nhà máy chế biến trái cây Trà Vinh – Greenfood với tổng mức đầu tư gần 380 tỷ đồng đã được khởi công ngày 2/4 tại xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Quyết định chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
16:26'
Ngày 2/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức công bố Quyết định chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia
16:26'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 theo giờ địa phương, tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp phép cho tàu trọng tải đến 160.000DWT giảm tải vào, rời cảng TC- HICT
16:24'
Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) là cảng container nước sâu lớn nhất miền Bắc Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân
15:53'
Thủ tướng nhấn mạnh, theo yêu cầu thời gian xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân không còn nhiều, trong khi đây là vấn đề khó, phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu nhiều...
-
Kinh tế Việt Nam
Để kinh tế tư nhân không còn là "động lực tiềm năng"
14:53'
Sau bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương - thủ phủ công nghiệp của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương giải phóng xong mặt bằng Cảng hàng không Quảng Trị trong tháng 4
11:28'
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng như kế hoạch đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay thúc đẩy thương mại điện tử
10:01'
Việc kết nối các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là chìa khóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hai nước.