Mục đích chuyến thăm tới Ấn Độ Dương của Ngoại trưởng Nhật Bản
Ông Kono đã kêu gọi ba nước này, đều tiếp giáp với Ấn Độ Dương, hợp tác trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cởi mở và tự do” do Chính phủ Nhật Bản chủ trương.
Chuyến công du của ông Kono được cho là xuất phát từ việc Tokyo tăng cường cảnh giác đối với Trung Quốc, quốc gia cũng đang gia tăng ảnh hưởng đối với ba nước nói trên với các đề xuất viện trợ tài chính quy mô lớn dựa trên chiến lược hàng hải “Chuỗi ngọc trai”.
Chiến lược hàng hải mang tên “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc xác định Ấn Độ Dương có vị trí quan trọng chiến lược đối với giao thông hàng hải của Trung Quốc.
Tên gọi “Chuỗi ngọc trai” là do các cảng biển tại khu vực Ấn Độ Dương, được Trung Quốc lên kế hoạch đầu tư, nếu kết nối lại sẽ có hình như chuỗi ngọc trai trên bản đồ.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng cường quan hệ với các nước dọc theo các lộ trình hàng hải này và kiểm soát được hoạt động của các cảng biển đó.
Ông Kono là Ngoại trưởng Nhật Bản đầu tiên thăm Maldives. Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Maldives Mohamed Asim, ông Kono nói rằng Nhật Bản đánh giá Maldives có vị trí quan trọng chiến lược trong tuyến hàng hải kết nối châu Á, Trung Đông và châu Phi. Tokyo có kế hoạch hỗ trợ Maldives phát triển các lĩnh vực như môi trường và nhiều lĩnh vực khác.
Trước khi đến Maldives, ông Kono đã đến thủ đô Islamabad, hội đàm với Ngoại trưởng Khawaja Muhamamad Asif và nói rằng cải thiện hạ tầng là một phần rất quan trọng trong viện trợ của Nhật Bản.
Ngày tiếp theo, ông Kono đến Colombo, thành phố lớn nhất Sri Lanka, và thăm Cảng Colombo, nơi được cho là có sức chứa khối lượng hàng hóa lớn nhất vùng Nam Á. Ông đã nói với Chính phủ Sri Lanka về ý định của Nhật Bản trong việc tham gia một dự án mở rộng cảng này.
Thông báo của ông Kono, đề nghị viện trợ của Nhật Bản cho ba nước nói trên là nhằm mục đích đối phó với việc đầu tư của Trung Quốc dành cho lĩnh vực phát triển cảng biển và các cơ sở khác ở nước ngoài đang tăng mạnh. Trung Quốc được cho là đã cung cấp các quỹ tài chính cho các nước không có khả năng hoàn trả đầu tư, với mục tiêu để đổi lại các lợi ích tại những nước này.
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Nhật Bản nói: “Nếu những lợi ích của các nước có cảng biển chuyển sang tay Trung Quốc, số lượng căn cứ quân sự của Trung Quốc sẽ tăng lên. Chiến lược 'Chuỗi ngọc trai' của Bắc Kinh cho phép Hải quân lập hoạt động triển khai chiến lược tại các vùng biển ở khu vực Ấn Độ Dương”.
Trong khi Nhật Bản bày tỏ quan điểm sẵn sàng hợp tác với sáng kiến kinh tế “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, Tokyo cũng thể hiện thái độ thận trọng với Bắc Kinh trong việc nâng cấp các cảng biển của một nước thứ ba.
Phát biểu với các nhà báo tại Colombo, ông Kono nói: “Các tuyến đường biển tại Ấn Độ Dương có vai trò quan trọng đối với vấn đề an ninh và thương mại. Nhật Bản không muốn các cảng biển của Sri Lanka sẽ bị Trung Quốc độc quyền khai thác”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tầm quan trọng của hiệp định tự do thương mại giữa EU-Nhật Bản
05:30' - 09/01/2018
Theo trang Tin tức trực tuyến Á-Âu mới đây, với việc ký Hiệp định Tự do Thương mại giữa EU và Nhật Bản (JEFTA), EU và Nhật Bản sắp thành lập khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ không thay đổi chính sách gây áp lực đối với Triều Tiên
15:32' - 05/01/2018
Nhật Bản không thay đổi chính sách gây áp lực lên Triều Tiên ngay cả sau khi Bình Nhưỡng đã chấp thuận đề xuất của Seoul về việc tiến hành đối thoại cấp cao liên Triều vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản 2017 đạt kỷ lục mới
17:09' - 04/01/2018
Theo thống kê của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhật Bản, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đang ngày càng mở rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Vị trí của Indonesia trong chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ
06:30' - 04/01/2018
Báo Jakarta Post đăng bài phân tích của tác giả Bradley Wood thuộc Đại học quốc gia Australia với tựa đề “Indonesia chưa được coi trọng trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn đang đối mặt với hàng loạt thách thức toàn cầu
13:58' - 20/12/2017
Các nhà hoạch định chính sách kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn đang đối mặt với hàng loạt thách thức toàn cầu nhằm duy trì đà tăng trưởng của khu vực
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.