Biến đổi khí hậu đang diễn biến xấu: Bài 2: Giải cứu hạn hán, xâm nhập mặn
Đồng bằng sông Cửu Long được phân chia thành nhiều tiểu vùng với đặc trưng thổ nhưỡng khác nhau. Vì vậy, để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn sâu, kéo dài trong thời gian tới, bên cạnh những giải pháp mang tính chất toàn vùng, mỗi địa phương cũng cần có biện pháp cụ thể để giải cứu tình hình hiện nay.
* Nâng cấp các công trình thủy lợi
Theo Viện Thủy lợi Việt Nam, lượng nước đầu nguồn sông Mê Kông trong mùa mưa năm 2015 giảm 50%, chỉ còn 250 tỷ m3 nước đổ về hạ lưu nên việc trữ nước ngọt cung cấp cho sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, đợt hạn vừa qua đã gây thiệt hại gần 50.000 ha lúa Đông Xuân và lúa trên đất nuôi tôm.
Do đó, Sở đã kiến nghị với UBND tỉnh Cà Mau triển khai xây dựng các công trình khẩn cấp; trong đó, chủ yếu là nạo vét kênh mương để chuẩn bị trữ nước ngọt trong mùa mưa năm 2016, tiếp tục ứng phó với mùa khô năm sau.
Trong khi đó, tại tỉnh Kiên Giang, ngành nông nghiệp tỉnh này chủ yếu triển khai đắp các cống, đập để ngăn mặn, giữ ngọt, nạo vét định kì hàng năm để khơi thông dòng chảy.
"Nếu vận hành hệ thống cống này tốt, vụ Đông Xuân tới không bị thiệt hại về mặn. Đặc biệt, tỉnh Kiên Giang cũng sẽ xuất ngân sách để hỗ trợ cho nông dân sản xuất lúa trong vụ tới." - ông Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết.
Ở xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, nhiều nông dân trồng lúa nhưng thời gian dài không hiệu quả, nhất là 5 năm gần đây, mỗi mùa nước mặn về là các ruộng lúa bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do đó, hầu hết các hộ nông dân chuyển sang luân canh 1 vụ tôm + 1 vụ lúa, có hộ sản xuất một vụ cá một vụ lúa trong năm.
Nhưng vụ cá không cho hiệu quả cao, vụ lúa năm nay cũng thất bát, chỉ còn lại vụ tôm đứng vững trên nền đất bị nhiễm mặn từ Kiên Lương.
Ông Quách Hòa Phến, ngụ tại ấp Kênh Tư, xã Bình Giang với gương mặt đăm chiêu, trước đồng lúa đều đổ vàng từ sau Tết Nguyên đán.
Sau khi kiểm tra mới thấy là nước trong kênh đã bị nhiễm mặn từ hướng dòng Kiên Lương đổ về trong khi cửa cống Bình Giang 1 không mở nhưng vẫn bị nhiễm mặn.
Theo ông Lương Văn Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, chính quyền tỉnh đã khẩn cấp nạo vét hệ thống thủy nông nội đồng, đầu tư nạo vét kênh cấp 3 vượt cấp, cấp 2 để đưa nước ngọt từ Sóc Trăng về, để cứu diện tích lúa chớm hạn.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng nạo vét hệ thống kênh mương ở khu vực nuôi trồng thủy sản để đáp ứng kịp thời cấp thoát nước cho nuôi trồng thủy sản, phòng chống ô nhiễm môi trường, giảm bốc hơi nước và giảm độ mặn trong vuông tôm.
Trong thời điểm mặn còn kéo dài, Bạc Liêu sẽ phối hợp với tỉnh Sóc Trăng đắp đập để xây dựng hệ thống đập phía Tây của kênh Ngã 5, Phú Lộc hoặc tự bảo vệ trên ranh giới giữa Sóc Trăng, Bạc Liêu đảm bảo không cho mặn đi sâu vào vùng chuyên canh lúa 53.000 ha của Bạc Liêu.
Ngoài ra, nông dân trong tỉnh cũng đã đắp 450 đập để bơm trữ nước kênh cấp 3, từ cấp 3 bơm trữ nước trên nội đồng để giải quyết bài toán cấp nước cho lúa Đông Xuân.
Về lâu dài, Bạc Liêu nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung phải xây dựng hệ thống đê bao vững chắc nhằm chủ động tích ngọt, hạn chế xâm nhập mặn. Đồng thời, ngoài ngăn mặn các địa phương cũng chủ động tích nước từ thượng lưu, tích trữ phù sa.
Nếu xây đê bao chỉ để ngăn mặn mà không chủ động đưa nguồn phù sa vào sẽ làm giảm chất lượng đất khi đưa vào sản xuất.
* Dựa vào kinh nghiệm để thích ứng
Trường Đại học Cần Thơ đã có chương trình “Quan trắc độ mặn với sự tham gia của cộng đồng” đến với tất cả những người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tiến sĩ Dương Văn Ni, giảng viên Khoa Môi trường, Đại học Cần Thơ chia sẻ, việc cảnh báo hiện tượng thay đổi thời tiết và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ rơi vào nguy cơ thiếu nước ngọt đã được các nhà khoa học cảnh báo cách đây hơn 10 năm, nhưng lời cảnh báo này chìm vào quên lãng khi trận lũ năm 2000 nhấn chìm nhiều diện tích lúa dưới dòng nước.
Cách đây 2 năm, chương trình quan trắc mới được đưa vào thực nghiệm mà đối tượng đắc lực nhất của chương trình chính là những người dân sản xuất, sinh sống ngay tại đầu, trong và cuối vùng mặn.
Chương trình này sẽ giúp đánh thức kinh nghiệm bản địa đã ngủ quên lâu nay trong tiềm thức của người nông dân, đó chính là đúc kết kinh nghiệm làm nông nghiệp của cha ông ta “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Chương trình thực hiện phát tỷ trọng kế đo độ mặn cho 300 hộ dân khắp các tỉnh Hậu Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.
Khi đo được độ mặn, các hộ dân có thể tham khảo ý kiến những người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm hoặc gửi tin nhắn về tổng đài của chương trình, sau đó sẽ nhận tin nhắn hướng dẫn cách ứng phó với cây lúa, con cá, con tôm trên thửa ruộng của mình.
Trong thời gian tới, chương trình này tiếp tục mở rộng đến 3.000 hộ nông dân tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã công bố 9 giống lúa chịu mặn là OM 9921, OM 9582, OM 6976, OM 5451, OM 6162, OM 4495, OM 9975, OM 7347, OM 6840 để bà con đưa vào canh tác; trong đó có 2 giống lúa vừa chịu hạn vừa chịu mặn là OM 6162 và OM 7347 dự kiến sẽ được nhân rộng ở những nơi có nguy cơ mặn cao như các vùng ven biển.
Theo GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, các địa phương cần đẩy mạnh giải pháp phi công trình, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để chủ động đối phó xâm nhập mặn, tranh thủ tối đa nguồn nước ngọt để tưới cho cây, hiểu về kĩ thuật canh tác thích ứng xâm nhập mặn.
Đồng thời cần có quy trình phòng ngừa, ngăn chặn và thích ứng với xâm nhập mặn của các cây trồng.
Tại Hội nghị về phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn tổ chức ở Cần Thơ được tổ chức đầu tuần, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các bộ ngành Trung ương, chính quyền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để giải cứu, thích ứng với tình trạng hiện nay.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo bố chí ngân sách năm 2016 để tiếp tục đầu tư, hoàn thiện các công trình thủy lợi, công trình đê kè chắn sóng ven biển và chống xâm nhập mặn. Vấn đề trước mắt là phải ổn định cuộc sống người dân, không để thiếu nước, thiếu đói trong mùa khô hạn này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài cuối: Liên kết, lồng ghép phát triển
17:56' - 02/03/2016
Liên kết, lồng ghép là một trong những giải pháp có tầm nhìn dài hạn giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển an toàn, trù phú và bền vững trước tác động xấu của thiên tai.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài 4: Cần sớm thay đổi kỹ thuật canh tác
16:22' - 02/03/2016
Đối mặt với đợt hạn, mặn lịch sử 100 năm mới có đang diễn ra trong mùa khô 2016 tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều địa phương ứng phó để khống chế thiệt hại ở mức thấp nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài 3: Cả hệ thống chính trị vào cuộc
15:19' - 02/03/2016
Khi những đợt hạn, mặn khốc liệt diễn ra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng là lúc ghi nhận sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng người dân đối phó với tình trạng khó khăn này.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài 2: Khát trên vùng sông nước
16:10' - 01/03/2016
Năm nay, tình trạng khô hạn, thiếu nước diễn ra ngay cả mùa lũ đang khiến nơi nơi trong vùng “khát nước ngọt”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài 1: Nghèo trên vựa lúa
15:38' - 01/03/2016
Do ảnh hưởng của hiện tượng El – Nino và dòng chảy thượng lưu sông Mê Kông về Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp nên tình trạng hạn, mặn đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.