Các CEO Mỹ không quá lo lắng về viễn cảnh NAFTA đổ vỡ
Các cuộc đàm phán để hiện đại hoá NAFTA đã kéo dài đến tháng thứ bảy. Trong các cuộc thảo luận và họp báo, một số CEO Mỹ khi được hỏi về tương lai của họ ra sao nếu không còn NAFTA, hầu hết các CEO đều cho rằng sự đổ vỡ của NAFTA dường như không phải là điều quá lo lắng đối với họ. Có nhiều lý do khiến các CEO Mỹ tỏ ra lạc quan như vậy.
Thứ nhất là những chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump như cắt giảm thuế, kêu gọi và ưu đãi đối với các công ty Mỹ đang kinh doanh ở nước ngoài quay trở về Mỹ làm ăn, đầu tư. Đáp lại lời kêu gọi của chính quyền Trump, gần đây, một số hãng sản xuất lớn của Mỹ đang có những động thái quay trở về Mỹ để xây dựng, mở rộng các cơ sở sản xuất. Điển hình là hãng sản xuất ô tô Fiat Chrysler Automobiles NV.Hãng này cho biết họ đang chuyển việc sản xuất loại xe bán tải hạng nặng Ram từ Mexico tới bang Michigan (Mỹ) chứ không phải đến một quốc gia châu Á với những chi phí rẻ hơn. Động thái này được cho là đáp ứng lời kêu gọi các nhà sản xuất nước ngoài quay trở về Mỹ để tạo thêm việc làm cho người dân Mỹ của Tổng thống Trump.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới CEO của hãng Lear, Matthew Simoncini, cho biết "tất cả doanh nghiệp có mặt ở Mexico ngày nay đã từng có thời gian hoạt động, sản xuất trên đất Mỹ. Chúng tôi đã từng đặt chân đến Mỹ và chúng tôi có thể quay trở lại Mỹ nếu thấy thuận lợi”.Hơn nữa, các công ty, từ các nhà sản xuất ô tô địa hình như Polaris Industries Inc đến nhà cung cấp phụ tùng ôtô Lear Corp, đã xem chính sách cắt giảm thuế của Tổng thống Trump như một động cơ thúc đẩy để họ quay trở về Mỹ đầu tư, sản xuất.
Lý do thứ hai là khi quay trở lại Mỹ, các CEO Mỹ có thể giảm được các rủi ro kinh doanh bởi những chính sách bảo hộ của Mỹ, xoa dịu các nhà đầu tư và sẽ nhận được sự quan tâm của Tổng thống Trump, người đã có hồ sơ theo dõi các CEO Mỹ đưa việc làm ra nước ngoài. Ngoài ra, còn có một lý do khác mà ít người biết đến. Đó là những số liệu thống kê ít được công khai bên trong các cuốn sổ tay NAFTA giúp giải thích tại sao các CEO tỏ ra lạc quan. Có thể thấy, ngày càng nhiều công ty ở Canada và Mexico được hưởng thuế ưu đãi của NAFTA. Tuy nhiên, phần lớn các công ty này không cần phải qua các thủ tục giấy tờ mà vẫn được phép áp dụng các ưu đãi thuế quan.Theo thống kê, năm 2017, chỉ có 43% hàng Canada xuất sang Mỹ tuân thủ các quy định của NAFTA. Tỷ lệ này của Mexico cao hơn một chút, khoảng 58%, còn lại phần lớn không theo quy định. Khi các nhà sản xuất không theo các quy định của NAFTA, họ phải trả thêm khoảng 2,5% đối với ô tô và 12% đối với quần áo.
Tuy nhiên, trong trường hợp ô tô, sẽ có những lợi thế bù lại như bỏ qua thủ tục giấy tờ, tính thêm chi phí cho tỷ lệ nội địa hoá và không phải đáp ứng các quy định về tỷ lệ nội địa hoá. Vì vậy, rõ ràng các CEO không có gì phải quá lo lắng đến tương lai còn hay mất của NAFTA.
Bên cạnh đó, một số CEO của Mỹ lại thể hiện quan điểm không quan tâm đến những tác động của NAFTA. Trong cuộc trả lời phỏng vấn các nhà phân tích kinh tế cách đây không lâu, Ginger Jones, Giám đốc tài chính của công ty Cooper Tire và Rubber Co cho rằng: "Nếu có bất kỳ tác động đáng kể nào từ việc NAFTA đổ vỡ, chúng tôi vẫn sẽ có vị trí thuận lợi với ba nhà máy lớn ở Mỹ".Còn Giám đốc điều hành của hãng Polaris, Scott Wine, cho biết doanh nghiệp này đang tiến hành đẩy mạnh sản xuất, mở rộng nhà máy tại Huntsville, bang Alabama, Mỹ mặc dù không có kế hoạch dự phòng nào được đưa ra liên quan đến NAFTA đổ vỡ.
Trước tình hình đó, Greg Husisian, luật sư của Foley & Lardner LLP nhắc các công ty học cách phòng tránh rủi ro của NAFTA, nhưng thực tế cho thấy các công ty vẫn chưa chủ động phòng ngừa rủi ro vì "có vẻ như NAFTA sẽ ở lại trong một khoảng thời gian".
NAFTA đã kéo dài hơn dự kiến ban đầu. Vòng 7 đàm phán NAFTA đang diễn ra ở Mexico với những nhận định ban đầu sẽ là vòng đàm phán đầy khó khăn khi các bên thảo luận về những vấn đề phức tạp và còn nhiều bất đồng như quy định xuất xứ đối với ngành công nghiệp ô tô, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại và điều khoản tự động hết hạn sau 5 năm mà phía Mỹ đưa ra.Tuy vậy, với những lý do ở trên, điều còn hay mất NAFTA sẽ không phải là nỗi lo quá lớn đối với các CEO Mỹ, bởi họ đã có được những thuận lợi nhất định trong các chính sách mới của chính quyền Trump.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quy tắc xuất xứ - vấn đề gai góc trong tái đàm phán NAFTA
08:05' - 27/02/2018
Tại vòng 6 tái đàm phán NAFTA, phía Mỹ đã bác bỏ các để xuất của Canada trong việc đánh giá lại hàm lượng nội địa ô tô, trong đó tính thêm các chi phí về kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Bắt đầu vòng 7 tái đàm phán NAFTA
07:20' - 26/02/2018
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, ngày 25/2, vòng 7 tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mexico, Mỹ và Canada đã khai mạc tại thủ đô Mexico City của Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng 7 tái đàm phán NAFTA: Đặt mục tiêu hoàn tất thêm 7 chương mới
10:28' - 25/02/2018
Vòng đàm phán thứ 7 NAFTA, các bên đặt mục tiêu hoàn tất ít nhất 7 chương mới, trong đó có viễn thông, năng lượng và rào cản kỹ thuật đối với thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06'
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48'
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56'
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34'
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58'
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% vào năm 2035
07:38'
Chính phủ Cuba vừa cam kết trước Liên hợp quốc sẽ nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 26% trong tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
Lục địa đen "sốc" nghiêm trọng trước mức thuế mới của Mỹ
07:28'
Châu Phi đang đối mặt với cú sốc kinh tế nghiêm trọng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chế độ thuế quan mới, đe dọa chấm dứt các đặc quyền thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh đề xuất can thiệp nhà nước để bảo vệ doanh nghiệp trước thuế quan mới của Mỹ
07:28'
Thủ tướng Anh Keir Starmer đề xuất sự can thiệp của nhà nước đối với những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
21:05' - 05/04/2025
Chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi quốc gia và phát triển bền vững.