Cần có "chìa khóa tài chính" để tránh bội chi ngân sách
Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 tại phiên làm việc tại hội trường sáng 1/4,nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại khi nguồn lực ngân sách để điều hành các cân đối lớn tương đối khó khăn.
Do vậy cần phải hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, bố trí thỏa đáng trả nợ công và cơ cấu thu chi ngân sách trên cơ sở quán triệt tinh thần tiết kiệm chi đang được đặt ra với yêu cầu bức thiết hơn.
Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội về vấn đề Việt Nam đang đối mặt với việc bị nâng lãi suất các khoản vay ODA cũ và rút ngắn thời gian trả nợ, đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) thấy rằng trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội đã đánh giá rất thẳng thắn về các kết quả đạt được trong 5 năm vừa qua, đồng thời Chính phủ đã nêu ra 9 điểm tồn tại.Trong các điểm còn tồn tại, đại biểu quan tâm tới 3 điểm nhấn đó là vấn đề về nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài đang tăng rất nhanh, bội chi ngân sách vượt dự toán, đặc biệt áp lực trả nợ của ngân sách nhà nước ngày càng tăng.
Trong năm 2015, kế hoạch Chính phủ phải vay nợ lên đến 436 ngàn tỷ đồng và Chính phủ phải phát hành trái phiếu lên tới 250 ngàn tỷ đồng. Do đó đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh để giảm bớt áp lực đối với tình hình nợ công hiện nay thì vấn đề xử lý nguồn vốn vay ODA rất cần được quan tâm.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân đồng tình với quan điểm của Bộ Tài chính trong việc xử lý tình huống khi sắp tới chúng ta phải vay vốn ODA với lãi suất cao, thời gian vay ngắn hơn, do vậy phải chọn lọc các dự án thật cấp thiết. Đại biểu nhấn mạnh tới tính "cấp thiết" của dự án chứ không phải là "cần thiết".Theo đại biểu, tính cấp thiết ở đây chính là phải tính tới tính hiệu quả của kinh tế- xã hội và quốc phòng, an ninh. Nhấn mạnh nên hạn chế việc cấp phát mà phải tăng cường biện pháp vay và trả nợ, đại biểu khẳng định phải gắn với trách nhiệm của các địa phương trong sử dụng nguồn vốn này, đây là quy định theo hướng rất cần thiết trong điều kiện tình hình ngân sách hiện nay rất khó khăn.
Đại biểu phân tích, nếu cứ cấp phát thì các địa phương, tính cân nhắc trong việc quyết định đầu tư rất là dễ. Do đó phải gắn với trách nhiệm của địa phương, gắn với HĐND các cấp, gắn với trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư.Khi giao về các địa phương thì vai trò HĐND các cấp của các địa phương sẽ được nâng lên, do đó việc tăng cường công tác giám tối cao của các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND sẽ giúp cho dự án đó đem lại hiệu quả, phù hợp mục tiêu đưa ra của dự án. Đại biểu tin tưởng rằng với những quy định cụ thể, chặt chẽ trong Luật đầu tư công, nếu thực thi nghiêm sẽ mang tới hiệu quả trong đầu tư công thời gian tới.
Trong Luật đã quy định cụ thể người ra quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình nếu như dự án đó không phát huy hiệu quả, thậm chí là phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự nếu để xảy ra thất thoát nghiêm trọng đối với nền kinh tế.
Nói về vấn đề bội chi ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Mai Xuân Hùng cho rằng nhiều dự án đầu tư bị đội vốn là một nguyên nhân dẫn đến bội chi.Theo ông Hùng, làm một cây cầu dự toán 1.000 tỷ đồng nhưng khi sắp hoàn thành lại vượt lên 1.500 tỷ đồng, dự án làm không đúng, đội vốn, dự toán sai, dẫn đến không chủ động được nguồn lực, đâm lao phải theo lao, Quốc hội phải chạy theo Chính phủ. Vấn đề nằm ở chỗ lúc đó chưa có Luật đầu tư công, dự án hoàn thành sau 18 tháng mới quyết toán thì đã chi xong.
“Lỗi của chúng ta là lỗi hệ thống, dự toán sai, tăng 10% còn chịu được nhưng tăng đến 50% - 70% làm sao chịu được. Không cầm được chìa khóa về tài chính, bội chi tùm lum, tiền có ít nhưng ăn tiêu vô kế hoạch” – ông Hùng nói.Theo ông, chi đầu tư phát triển phải giải quyết theo Luật đầu tư công, kế hoạch phải “thật”, dự toán cho các công trình phải tiến tới mức chuẩn, không có sai số và cần đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn, biết rằng có bao nhiêu tiền để lượng hóa làm trong số tiền đó chứ không phải dự toán hàng năm, năm nay dự toán, sang năm có tiền và hy vọng giai đoạn đó sẽ có nhiều tiền hơn.
Theo Phó Chủ nhiệm, vấn đề rất quan trọng là đặt ra kế hoạch phải thực hiện được kế hoạch. Phải chốt dự toán và dự án khả thi, đảm bảo cân đối chi để ngân sách không phải chạy theo. Vai trò của Quốc hội trong thời gian tới là phải giám sát ngay từ đầu. Cả Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và người dân cùng tham gia giám sát. Luật đầu tư công đi vào cuộc sống, việc đội vốn chắc chắn sẽ giảm dần – ông Mai Xuân Hùng khẳng định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tin tưởng nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên làm tốt công việc do dân giao phó
19:18' - 31/03/2016
Các đại biểu thể hiện sự kỳ vọng và tin tưởng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ lãnh đạo Quốc hội khóa XIII và sắp tới là Quốc hội khóa XIV làm tốt chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội giao phó.
-
Kinh tế Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trúng cử Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch hội đồng bầu cử quốc gia
10:38' - 31/03/2016
Căn cứ Nội quy kỳ họp, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã trúng cử chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII: Doanh nghiệp phải tự khẳng định mình khi hội nhập
14:55' - 30/03/2016
Tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp khi hội nhập; hoàn thiện hành lang pháp lý và cần giải quyết những tồn tại để tạo ra động lực kinh tế… là những vấn đề được các đại biểu Quốc hội chia sẻ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII: Bắt đầu kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước
12:31' - 30/03/2016
Trong phiên làm việc sáng nay của kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia./.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Giới trẻ và những “cạm bẫy” tài chính: Làm hoài không dư, vì đâu nên nỗi?
13:30' - 18/04/2025
Nhiều người trẻ đang đối mặt với áp lực tài chính trong thời đại số: chi tiêu vượt kế hoạch, nợ thẻ tín dụng và làm việc không đạt hiệu quả. Quản lý tài chính cá nhân trở thành kỹ năng sống còn.
-
Tài chính
Thói quen chi tiêu thời số hóa: Người trẻ Việt đang tiêu tiền thế nào?
10:46' - 18/04/2025
Người trẻ ngày nay chi tiêu linh hoạt nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính. Từ “chốt đơn” liên tục đến mua trước trả sau, phản ánh chân dung một thế hệ đang nỗ lực kiểm soát túi tiền theo cách riêng.
-
Tài chính
Kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh tăng gần 20%
07:46' - 18/04/2025
Mặc dù thị trường tài chính toàn cầu đang có nhiều biến động, nhưng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong quý đầu năm 2025 vẫn đạt 2,412 tỷ USD, tăng 19,6% so với quý liền trước.
-
Tài chính
Rà soát nguồn thu qua phân loại người nộp thuế theo ngành nghề
19:41' - 17/04/2025
Trong tháng 4 và quý II, cơ quan Thuế sẽ tiếp tục rà soát nguồn thu, thông qua việc phân loại người nộp thuế theo ngành nghề, địa bàn và nhóm đối tượng để tổ chức thu thuế hiệu quả.
-
Tài chính
Độc lập tài chính - Ước mơ trong tầm tay của Gen Z
11:57' - 17/04/2025
Trong bối cảnh kinh tế biến động, không chỉ làm việc để kiếm sống, ngày càng nhiều người trẻ Việt Nam chủ động quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân, tự chủ kinh tế, đặt mục tiêu độc lập tài chính.
-
Tài chính
Giới nhà giàu Hàn Quốc rút dần khỏi bất động sản, đổ tiền vào vàng và trái phiếu
09:56' - 17/04/2025
Những người giàu đang cố gắng giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh bất ổn thông qua các khoản đầu tư đa dạng.
-
Tài chính
Tăng cường thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp
17:57' - 16/04/2025
Các địa phương chỉ đạo thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cấp tỉnh, cấp xã.
-
Tài chính
Phương án sắp xếp tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các tỉnh
14:51' - 16/04/2025
Theo đó, Bộ Tài chính đã đưa ra nguyên tắc chung trong việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện mô hình chính quyền.
-
Tài chính
Ngân sách của UNICEF năm 2026 sẽ giảm 20% do mất viện trợ từ Mỹ
14:44' - 16/04/2025
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết dự kiến ngân sách năm 2026 của tổ chức này sẽ giảm ít nhất 20% so với năm 2024 do mất nguồn viện trợ từ Mỹ.