Cần có cơ quan chịu trách nhiệm về nghiên cứu thị trường
Trao đổi với TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc liên tục phải “giải cứu” nông sản ở trong nước thời gian qua đã cho thấy những tồn tại đáng lo ngại của ngành nông nghiệp.
Theo TS Đặng Kim Sơn, ở Việt Nam , sản xuất nông nghiệp vẫn rất manh mún. Trong khi đó, hoạt động thu mua của thương nhân cũng mang tính chất nhỏ lẻ, chi phí giao dịch cao và rất dễ xảy ra rủi ro.
Bên cạnh đó, do sản xuất và kinh doanh phân tán nên tín hiệu thị trường không vận hành thông thoáng; giữa sản xuất và tiêu thụ bị chia cắt.
Điều này dẫn đến hậu quả nhãn tiền là tình trạng "được mùa mất giá" diễn ra lặp đi lặp lại nhiều lần. "Lâu nay chúng ta vẫn chưa xử lý được tận gốc vấn đề này" - TS Đặng Kim Sơn nhấn mạnh.
Trong khi đó, cách thức quản lý của các cơ quan chức năng vẫn chưa thay đổi đáp ứng kịp với thể chế thị trường hiện đại. Hiện vẫn chỉ lo làm sao để phát triển cung, trong khi không quan tâm, thậm chí còn chẳng tính đến nắm bắt và hiểu tình hình cầu trên thị trường.
Bên cạnh đó, mục tiêu phát triển chủ yếu của các đơn vị, các địa phương vẫn nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tăng số lượng và qui mô sản xuất.
Hậu quả là hiện nay, rất nhiều mặt hàng diện tích sản xuất đã vượt quá quy hoạch, không có cách nào điều tiết nổi. Mục tiêu giá trị, thu nhập, hiệu quả, vững bền chưa được coi trọng.
"Điều này thể hiện ngay trong cơ cấu bộ máy tổ chức các bộ ngành. Đa phần các Cục, Vụ, Viện chỉ lo quản lý, thúc đẩy sản xuất để đúng thời vụ, đạt chỉ tiêu chứ ít quan tâm đến việc phát triển thị trường thế nào, bán hàng ra sao? Đa số cán bộ có chuyên môn kỹ thuật sản xuất, số người cho chuyên môn, năng lực kinh doanh rất ít. Các cấp lãnh đạo đến địa phương vẫn quen chỉ đạo nuôi con nọ, trồng cây kia, không mấy ai có khả năng định hướng phát triển thị trường. Đó là cách hành sử của Nhà nước quản lý, can thiệp kiểu cũ, không phải phong cách và năng lực của một Nhà nước kiến tạo theo đúng nghĩa" - TS Đặng Kim Sơn bày tỏ.
TS Sơn cho rằng, đã đến lúc các cơ quan chuyên môn cần tạo được một môi trường phát huy được ưu thế của cơ chế thị trường, vừa khắc phục được những khiếm khuyết của nó.
Phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế chủ động ra quyết định và tự chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh. Trong định hướng sản xuất, vai trò của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý chỉ nên dừng ở mức “khuyến” thôi.
"Điều mà người dân cần nhất ở Nhà nước lúc này là giúp họ nghiên cứu thị trường, cung cấp cho họ thông tin và định hướng về thị trường như tiêu chuẩn, chính sách ở thị trường, kênh phân phối tiêu thụ... Khi Nhà nước cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin thì người sản xuất, kinh doanh sẽ sử dụng thông tin đó để ra quyết định một cách thận trọng và hợp lý nhất. Từ đó mới có thể giảm thiểu thiệt hại của nền kinh tế và của từng người sản xuất" - ông Sơn chia sẻ.
TS Đặng Kim Sơn cho biết, một khoảng trống quan trọng hiện nay là hầu như chưa có các tổ chức chuyên trách và chịu trách nhiệm về vấn đề nghiên cứu thị trường, ngành hàng và hệ thống thông tin thị trường cho nông dân. Có lẽ đã đến lúc phải tập trung hình thành các cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ thiết yếu này.
Các tổ chức này phải có cơ chế vận hành hiệu quả, bám sát được yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Những kết quả nghiên cứu mà các tổ chức này đạt được sẽ phải được công bố rộng rãi, dễ hiểu để giúp người dân chủ động để đưa ra quyết định đầu tư, thu hẹp, hoặc mở rộng quy mô kinh doanh, điều chỉnh ngành nghề.
Từ đó mới có thể giúp người dân nắm bắt, dự báo được tình hình thị trường chứ không phải việc đã rồi mới đưa ra những phương pháp như kiểu “giải cứu” rất cảm tính như hiện nay.
"Các tổ chức này tốt nhất nên áp dụng mô hình tổ chức theo kiểu liên kết công tư. Phần nghiên cứu thông tin mang tính chất cơ bản, phi lợi nhuận cho đông đảo nông dân thì Nhà nước sẽ làm, còn lại những thông tin đem lại lợi nhuận có thể trao quyền cho doanh nghiệp. Khi nhà nước và doanh nghiệp cùng làm sẽ thúc đẩy quá trình hiệu quả hơn. Nguyên tắc này sẽ đặc biệt có tác dụng trong điều kiện nguồn ngân sách Chính phủ có hạn, hay nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ưu đãi đang bị thu hẹp dần." - TS Đặng Kim Sơn nói.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ NN & PT nông thôn "đặt hàng" các Đại sứ mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản
21:35' - 26/05/2017
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã “đặt hàng” các Đại sứ và Tổng lãnh sự duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, giúp ngành tiếp cận công nghệ mới, đặc biệt là giống và công nghệ về chế biến.
-
Kinh tế Việt Nam
Định vị lại thị trường nông sản Việt Nam
12:40' - 24/05/2017
Cần định vị thị trường nông sản Việt Nam để phát triển bền vững, tạo thu nhập tốt hơn cho người nông dân.
-
Thị trường
Thị trường bền vững cho sản xuất nông sản an toàn
13:12' - 21/05/2017
Sản xuất nông sản an toàn đang là nhu cầu bức thiết của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị trường nông sản sạch muốn phát triển bền vững rất cần “cầu nối” để khẳng định tính ưu thế.
-
Kinh tế & Xã hội
Tìm đầu ra cho nông sản: Giải bài toán thị trường
09:48' - 16/05/2017
90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kích hoạt vị thế Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu
15:38'
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài vào chiều 28/4 tới đây được kỳ vọng sẽ đề ra được các chính sách nhằm bảo vệ xuất khẩu trước thuế đối ứng của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công, khánh thành nhiều dự án kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
15:25'
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 19/4, nhiều địa phương trên cả nước đã khởi công, khánh thành nhiều công trình, dự án quan trọng,
-
Kinh tế Việt Nam
Giải thưởng Sao Khuê 2025: Mang trí tuệ Việt Nam ra thế giới
15:03'
Ngày 19/4, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2025 dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe kỹ thuật dự án ĐT.823D-trục mở mới Tây Bắc kết nối Long An – TP. Hồ Chí Minh
14:45'
Tổng mức đầu tư xây dựng tuyến đường là 1.106 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không Đồng Hới
13:43'
Đây là dự án thành phần thuộc Dự án “Xây dựng nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay – Cảng hàng không Đồng Hới” với tổng mức đầu tư 1.750 tỷ đồng từ nguồn vốn của ACV.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành tuyến đường hơn 400 tỷ đồng nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai
13:42'
Tổng kinh phí đầu tư của dự án là 412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng chiếm 278 tỷ đồng, phần còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng và các chi phí khác (134 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm
13:41'
Các dự án gồm Khánh thành công trình Xây dựng Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn – đường Cộng Hòa, quận Tân Bình...
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công Dự án khu đô thị, sinh thái Eco Retreat
13:41'
Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch Eco Retreat do Công ty DB và Tập đoàn Eco Park làm chủ đầu tư có diện tích khoảng 220 ha, tổng mức đầu tư gần 17.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành kết nối Tây Nguyên với Đông Nam Bộ
12:54'
Hai dự án khởi công lần này gồm dự án thành phần 3 và thành phần 5 do UBND tỉnh Bình Phước phụ trách, tổng vốn gần 5.000 tỷ đồng.