Bộ NN & PT nông thôn "đặt hàng" các Đại sứ mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản
Chiều ngày 26/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gặp gỡ, trao đổi với 34 Đại sứ và Tổng lãnh sự của Việt Nam trước khi sang các nước nhận nhiệm vụ trong giai đoạn 2017-2020.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã “đặt hàng” các Đại sứ và Tổng lãnh sự duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, đồng thời giúp ngành tiếp cận công nghệ mới, đặc biệt là giống và công nghệ về chế biến.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng: “Thị trường là mệnh lệnh của sản xuất, bây giờ không bán được hàng có nghĩa là sản xuất thụt lùi”. Chính vì thế, Bộ trưởng mong muốn “đặt hàng” các Đại sứ, Tổng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài quan tâm giúp ngành nông nghiệp duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đặc biệt là các thị trường mới có nhiều tiềm năng như: Ấn Độ, các nước châu Phi...Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng mong muốn các Đại sứ, Tổng lãnh sự giúp ngành tiếp cận với những công nghệ hiện đại của các nước phát triển, nhất là về giống tôm, rau hoa và công nghệ chế biến nông sản.Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước những thách thức mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt về sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, biến đổi khí hậu và áp lực hội nhập, ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải tái cơ cấu lại theo hướng sản xuất hàng hóa hiện đại, sản xuất chuỗi, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tăng cường chế biến.“Riêng con tôm, cần nhiều công nghệ mới, công nghệ nguồn mà hiện nay một số công ty của Mỹ đi trước để tạo ra con bố mẹ. Việt Nam hiện nay tạo ra con post giống 100%, đã nghiên cứu sản xuất được khoảng 20% nhu cầu con bố mẹ; lộ trình đến 2020 sau đó tự lực, nhưng muốn tiếp cận khoa học công nghệ mới nhất” – Bộ trưởng chia sẻ.Bên cạnh đó, công nghệ vi sinh để tạo ra các sản phẩm môi trường, công nghệ để tạo ra thức ăn, đặc biệt phi truyền thống cũng rất quan trọng.Các Đại sứ đánh giá rất cao về “đơn đặt hàng” của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và bày tỏ quyết tâm sẽ thực hiện để giúp ngành nông nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp cận với những công nghệ sản xuất, chế biến mới của thế giới.Tại buổi làm việc, ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần “đặt hàng” cụ thể cho từng mặt hàng mở rộng ở thị trường nào, cũng như những công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, có trọng tâm, trọng điểm để các Đại sứ, Tổng lãnh sự thực hiện và Bộ Ngoại giao sẽ coi đây là một chỉ tiêu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cũng lưu ý ngành nông nghiệp cần sớm xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản để có thể duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu.Theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, một trong những nội dung mà Bộ Ngoại giao và các Đại sứ quan tâm trong thời gian tới là tiếp tục duy trì và đột phá mở cửa thị trường đối với những thị trường truyền thống như EU, Mỹ... cũng như các thị trường mới, có nhiều tiềm năng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề kỳ họp Quốc hội: Cần quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu và hiệu quả đầu tư công
15:22' - 25/05/2017
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã bày tỏ nhiều ý kiến liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu cũng như xử lý vấn đề nợ công.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiến tạo nông nghiệp theo hướng công nghệ cao
07:43' - 20/05/2017
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến để nâng cao chuỗi giá trị nông sản là một trong những xu hướng tất yếu hiện nay.
-
Kinh tế & Xã hội
Tìm đầu ra cho nông sản: Giải bài toán thị trường
09:48' - 16/05/2017
90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên giao dịch việc làm kết nối 13 tỉnh, thành phía Bắc: Hiệu quả và tiết kiệm
13:33'
Ngày 17/2, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc phiên giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến với các tỉnh, thành phố lần thứ nhất, năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển tiềm năng du lịch tâm linh dịp đầu Xuân
13:26'
Với trên 30 điểm di tích tâm linh trong đó có 14 đền thờ Mẫu chủ yếu nằm tại thành phố, Tuyên Quang đang thực hiện nhiều giải pháp phát triển tiềm năng du lịch tâm linh dịp đầu Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xin ý kiến Ban Bí thư về Đề án xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm phát triển Khu kinh tế Vân Đồn
12:30'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã thống nhất trình xin ý kiến Ban Bí thư về Đề án xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm phát triển Khu kinh tế Vân Đồn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại tá Nguyễn Quang Vinh được bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang
12:05'
Ngày 17/2, tại Bắc Giang, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Quang Vinh giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn IC ICTAS
12:04'
Sáng 17/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Reha Denemec, Phó Chủ tịch Tập đoàn IC ICTAS - Tổng thầu đứng đầu Liên danh nhà thầu VIETUR, thực hiện gói thầu 5.10 của dự án sân bay Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Huỳnh Thành Đạt giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương
11:52'
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt được điều động, phân công giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.