Chưa thể giải quyết bất đồng liên quan tới đập thủy điện Đại Phục Hưng
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn thông báo của Bộ Thủy lợi Ai Cập cho biết sau ba ngày làm việc, ngày 16/5, cuộc họp lần thứ 14 của Ủy ban Các chuyên gia ba nước chịu trách nhiệm giám sát các nghiên cứu về con đập tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia đã kết thúc mà không đạt được kết quả cụ thể.
Các chuyên gia đã thảo luận những điều khoản làm cơ sở cho các nghiên cứu được tiến hành, phương pháp luận kỹ thuật của các nghiên cứu, phân tích dữ liệu sơ bộ do hai công ty Pháp BRL và Artelia đưa ra vào cuối tháng 3 vừa qua cũng như cơ chế chia sẻ và xác minh thông tin được các công ty Pháp đưa ra.
Ủy ban nêu ra những điểm ba quốc gia quan ngại về bản báo sơ bộ của hai công ty Pháp và khuyến cáo rằng các nghiên cứu cần tập trung vào những mối quan ngại của các bên, đặc biệt là cơ chế làm đầy nước cho hồ chứa của con đập.
Tại cuộc họp hồi tháng trước ở Cairo, các chuyên gia Ai Cập, Sudan và Ethiopia đã nhất trí cần xem xét thận trọng một số yếu tố kỹ thuật trước khi soạn thảo báo cáo cuối cùng.
Dự kiến, ủy ban sẽ tiếp tục thảo luận về "những điểm kỹ thuật chưa được giải quyết" xung quanh các nghiên cứu tác động trong một cuộc họp sắp tới. Tuy nhiên, địa điểm sẽ tổ chức cuộc họp tới đây chưa được tiết lộ.
Đập Đại Phục Hưng có công suất phát điện 6.000 megawatt, dự kiến hoàn thành vào năm 2017, nằm gần biên giới Ethiopia với Sudan.
Ethiopia nhấn mạnh dự án đập Đại Phục Hưng rất quan trọng đối với nước này và hy vọng dự án sẽ giúp quốc gia châu Phi có thể xuất khẩu điện năng sang các nước lân cận trong khi không gây thiệt hại cho các nước ở khu vực hạ lưu sông, trong đó có Ai Cập.
Tuy nhiên, Ai Cập đã bày tỏ lo ngại rằng con đập có thể làm giảm lượng nước sông Nile. Cairo trước đó đã bày tỏ quan ngại khi tiến độ xây dựng công trình này được đẩy nhanh, với hơn một nửa khối lượng công việc của dự án được hoàn tất dù chưa có kết quả đánh giá tác động đối với lưu lượng dòng chảy của sông Nile.
Cuối năm 2016, Ai Cập, Sudan và Ethiopia đã ký các thỏa thuận cuối cùng với các công ty tư vấn BRL và Artelia của Pháp và công ty luật Corbett của Anh để tiến hành các nghiên cứu đánh giá tác động tiềm ẩn của đập Đại Phục Hưng đối với dòng chảy của sông Nile.
Các nghiên cứu của các công ty Pháp dự kiến sẽ mất 11 tháng để hoàn tất, bao gồm nghiên cứu quản lý nguồn nước và thủy điện cũng như đánh giá tác động môi trường, xã hội và kinh tế xuyên biên giới của dự án đập Đại Phục Hưng. Quá trình này hiện bị kéo dài so với dự kiến./.
- Từ khóa :
- ai cập
- đập thủy điện đại phục hưng
- sông nile
- ethiopia
- sudan
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Một đối tượng đe dọa đánh bom gây hỗn loạn trên chuyến bay tới Ai Cập
09:07' - 10/05/2017
Một người đàn ông đã gây hoảng loạn cho các hành khách trên chuyến bay khởi hành từ Jeddah (Saudi Arabia) tới Cairo (Ai Cập) khi đe dọa sẽ cho nổ tung chiếc máy bay.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập phát lộ tàn tích vườn mộ gần 4.000 năm tuổi
10:47' - 05/05/2017
Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã phát hiện tàn tích một khu vườn mộ của các pharaoh Ai Cập có niên đại gần 4.000 năm tại thành phố Luxor, vùng Thượng Ai Cập.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập sẽ cấp visa điện tử từ tháng 6
08:24' - 28/04/2017
Bộ Du lịch Ai Cập sẽ tiến hành cấp thị thực (visa) điện tử cho khách du lịch từ tháng 6 tới nhằm thu hút nhiều du khách tới thăm quốc gia Bắc Phi và thúc đẩy ngành du lịch trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập tiếp tục lao đao vì "bóng ma" khủng hoảng (Phần 2)
06:32' - 21/04/2017
Trước những khó khăn mà kinh tế Ai Cập phải đối mặt, Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi đã thực hiện các biện pháp cải cách và tìm kiếm sự trợ giúp từ các định chế tài chính nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập tiếp tục lao đao vì "bóng ma" khủng hoảng (Phần 1)
06:30' - 21/04/2017
Bất ổn an ninh và chính trị có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế - hai nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của Ai Cập - xa lánh nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga-Mỹ đạt kết quả tích cực
21:48'
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Nga ngày 18/2 đã nhất trí giải quyết các vấn đề gây cản trở trong quan hệ Mỹ-Nga và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú E.Musk trong Chính phủ Mỹ
21:18'
Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ, khẳng định rằng vị tỷ phú công nghệ này không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.