Cơ hội cho ngành dệt may xuất khẩu sang Australia
Nhằm giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam mở rộng thị trường dệt may sang Australia, ngày 9/5 tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) phối hợp với Tập đoàn IEC Group-Australia tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Australia trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP”.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may năm 2017 của khối CPTPP đạt trên 53 tỷ USD; trong đó, Australia là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 3 với kim ngạch trên 6,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,67%.Riêng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2017 vào khối CPTPP đạt trên 4,8 tỷ USD, chiếm 9,07% thị phần. Vì vậy, tiềm năng phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào khối CPTPP nói chung và thị trường Australia nói riêng là rất lớn.
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, theo cam kết trong Hiệp định CPTPP, Australia sẽ giảm thuế nhập khẩu về 5% ngay trong năm đầu tiên, năm thứ hai, năm thứ ba kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Về 0% từ năm thứ tư kể từ ngày có hiệu lực đối với hầu hết các sản phẩm thuộc nhóm HS 6203, HS 6204, HS 6206. Đối với nhiều sản phẩm thuộc nhóm HS 6205, thuế nhập khẩu của Australia sẽ về 0% ngay từ năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực. Trong khi đó, mức thuế thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường (thuế suất MFN) đối với các sản phẩm này là 10%. Lộ trình giảm thuế đối với các sản phẩm trong nhóm HS 6104, 6108, 6109, 6110, 6114 cũng tương tự như vậy, sẽ về 0% hoàn toàn vào năm thứ tư. Điều đó cho thấy, Australia là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, hiện nay, Việt Nam còn chiếm thị phần nhập khẩu tương đối nhỏ tại Australia về sản phẩm dệt may và tiếp tục còn dư địa để mở rộng. Ngoài lợi thế về thuế quan, giá bán lẻ hàng hóa nói chung và dệt may nói riêng tại thị trường Australia thường rất cao. Hiện nay, Australia có xu hướng chuyển sang nhập khẩu và đặt gia công tại Việt Nam do giá nhân công rẻ hơn với Trung Quốc kèm theo mức thuế quan ưu đãi. Tăng trưởng xuất khẩu dệt may sang Australia cố thể đạt mức hai con số. Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện nay tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị Australia chỉ dưới 10%. Nhưng, với sự ra đời của Hiệp định CPTPP, tốc độ tăng trưởng kỳ vọng đạt mức hai con số. Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm dệt may của nước này tăng trưởng trung bình 3 - 5%/năm trong 5 năm qua. Năm 2017, Australia nhập khẩu khoảng 9,32 tỷ USD các sản phẩm dệt may từ thế giới.Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Australia được 173 triệu USD, tương đương 1,9% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Australia. Ngoài ra, Việt Nam phải đối mặt sự cạnh tranh lớn mạnh đến từ Trung Quốc khi thị phần may mặc của nước này tại Australia lên tới 60%.
Ông Trần Văn Quyến, đại diện công ty Woolmark (Australia) tại Việt Nam cho hay, sức mua của người Australia thậm chí lớn hơn người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu. Nhưng, đơn hàng từ Australia thường nhỏ do hình thức bán hàng chủ yếu là kinh doanh trực tuyến; tâm lý của các cửa hàng là lấy hàng về bán ngay chứ không để tồn kho. Trong khi các doanh nghiệp lớn Việt Nam tỏ ra không mấy mặn mà, các doanh nghiệp nhỏ lại rất có nhu cầu đối với các đơn hàng nhỏ này. Thế nhưng, doanh nghiệp nhỏ lại chưa có chứng chỉ trách nhiệm xã hội để đủ điều kiện xuất khẩu sang Australia. Để thâm nhập có hiệu quả hơn nữa đối với thị trường Australia, theo ông Nguyễn Phúc Nam các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải tích cực quảng bá, tiếp cận thị trường mà còn cần hiểu đặc điểm của thị trường Australia.Các doanh nghiệp Australia thường đặt hàng với các đơn hàng khởi đầu có quy mô khá nhỏ để tìm hiểu khả năng của nguồn cung cũng như khả năng chấp nhận của thị trường./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp dệt may có đủ đơn hàng đến hết quý II
18:04' - 17/04/2018
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm, hiện các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã có đủ đơn hàng cho hết quý II năm 2018 và nhiều doanh nghiệp có đơn hàng hết quý III.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư thế nào cho nhân lực ngành dệt may?
19:44' - 14/04/2018
Muốn phát triển và gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành dệt may cần có chiến lược xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ bay giờ.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỗi năm, dệt may Việt Nam tiêu 3 tỷ USD cho năng lượng sản xuất
18:50' - 11/04/2018
Thống kê mỗi năm, ngành dệt may Việt Nam tiêu tốn 3 tỷ USD chi phí cho năng lượng sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém cạnh tranh của doanh nghiệp.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu dệt may có thể đạt 34 tỷ USD trong năm 2018
16:16' - 11/12/2017
Trong năm 2017, ngành dệt may đã có nhiều bước đột phá đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam trong năm ước đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với cùng kỳ năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt Nam "chinh phục" thị trường Bỉ: Câu chuyện thành công đầy cảm hứng
18:17' - 01/04/2025
Các doanh nghiệp Việt Nam đã mang đến những câu chuyện thành công đầy cảm hứng, thể hiện sự năng động, sáng tạo và khát vọng vươn tầm quốc tế.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3
15:32' - 01/04/2025
VILOG 2025 dự kiến sẽ mở rộng đáng kể về quy mô và chất lượng với sự tham gia từ doanh nghiệp quốc tế, tăng cường cơ hội kết nối, trở thành đòn bẩy thúc đẩy đổi mới và hợp tác trong ngành logistics
-
DN cần biết
Nhật Bản: Niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn sụt giảm
11:45' - 01/04/2025
Theo kết quả khảo sát Tanka do BoJ công bố ngày 1/4, niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã giảm xuống mức 12, thấp hơn so với mức 14 của ba tháng trước đó.
-
DN cần biết
Phát triển du lịch Bình Định kết nối đường sắt Đà Nẵng và Khánh Hòa
22:13' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa”.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Long An
22:02' - 31/03/2025
Doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ lý do họ chọn đầu tư vào Long An là nhờ sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ chính quyền địa phương, trong khi thủ tục hành chính đơn giản hóa, cấp phép nhanh chóng.
-
DN cần biết
Tiềm năng hợp tác hàng không và logistics giữa Việt Nam - Nam Phi
13:02' - 28/03/2025
Các chuyên gia nhận định với vị trí địa lý của Nam Phi và Việt Nam, cơ hội hợp tác hàng không và logistics không chỉ giới hạn giữa hai nước mà còn có thể mở rộng sang các quốc gia châu Phi khác.
-
DN cần biết
Tăng chế tài bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
16:32' - 27/03/2025
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã có những điều chỉnh và có những quy định chi tiết về nghĩa vụ của từng chủ thể trong tiêu dùng trên không gian mạng.
-
DN cần biết
Ký kết hợp tác triển khai dự án VSIP tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương và Bình Dương
19:51' - 26/03/2025
Tại Bình Dương - nơi hình thành khu VSIP đầu tiên từ năm 1996, mô hình hợp tác giữa Becamex IDC và Sembcorp Development đã trở thành biểu tượng thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo
15:15' - 26/03/2025
Hoạt động này nhằm đảm bảo tính minh bạch, ổn định thị trường và bảo vệ lợi ích của người sản xuất lúa gạo trước những biến động trong nước và quốc tế.