Dệt may Việt Nam nhiều cơ hội mở rộng thị trường
Trong 6 tháng đầu năm 2018 toàn ngành đã có bước tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước.
Theo các chuyên gia, thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển, mở rộng thị trường. Đó là hiệu ứng của các Hiệp định thương mại tự do mang lại với lộ trình miễn thuế xuống 0% và nhiều điều khoản ưu đãi theo quy tắc "từ sợi trở đi”. Cùng với đó là triển vọng về việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) trong năm 2018 sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường này.Khả năng Mỹ cũng sẽ tăng mức thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng dệt may từ Trung Quốc tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng và gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ...
Về tình hình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may trong 6 tháng đầu năm 2018, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2018 được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2017 và tình hình kinh tế trong nước tiếp tục duy trì ổn định về vĩ mô, ngành dệt may có những kết quả tích cực. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 6 tháng đầu năm đạt 16 tỷ USD, tăng trên 14% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng như: vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 274,6 triệu m2, tăng 9,7%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 525,9 triệu m2, tăng 22,1%; quần áo mặc thường ước đạt 2.305,5 triệu cái, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Về thị trường xuất khẩu, những thị trường trọng điểm như Mỹ, các nước khối CPTPP, EU; đặc biệt Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN đều tăng mạnh, tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2017; các mặt hàng xuất khẩu bứt phá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 là áo thun, áo jacket, áo sơ mi... Ông Phạm Xuân Trình, Tổng Giám đốc Phong Phú đánh giá, tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đều đạt được theo kế hoạch đặt ra, tổng doanh thu trong 6 tháng đầu năm đạt 1.749 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 149 tỷ đồng, góp phần giải tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 4.000 người lao động.Các mặt hàng xuất khẩu của công ty như: sợi, bông, vải denim, may mặc vẫn giữ ổn định tại các thị trường như: Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Thái Lan, Ấn Độ… Riêng về mặt hàng sợi, Phong Phú đã chiếm lĩnh được tại thị trường Nhật Bản và được phía bạn tin tưởng và đánh giá cao.
Tuy nhiên, theo Ông Vũ Đức Giang, các quý còn lại của năm 2018 và các năm tiếp theo, toàn ngành vẫn tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng không tăng. Tổng cầu thế giới về dệt may chỉ tăng 1 - 2%, thậm chí là không thay đổi. Cạnh tranh gay gắt trên thị trường dệt may toàn cầu. Một số khó khăn nữa mà toàn ngành dệt may đang gặp khó khăn đó là EU vẫn đang áp dụng mức thuế suất 0% cho hàng dệt may nhập từ các nước kém phát triển như Campuchia, Myanmar… Mỹ áp dụng thuế suất ưu đãi 0% cho một số mặt hàng của Campuchia, trong khi dệt may Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế bình quân 17,5% vào thị trường Mỹ, 9,6% vào thị trường EU. Để giúp các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có tiềm năng, ông Vũ Đức Giang cho biết, Hiệp hội Dệt may Việt Nam tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đào tạo nghiệp vụ, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng suất, áp dụng các mô hình sản xuất thông minh. Đặc biệt, để tận dụng được cơ hội khi Hiệp định CPTPP và FTA Việt Nam – EU có hiệu lực. Hiệp hội sẽ phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp ngành dệt may thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Đồng thời, nâng cao trình độ cán bộ quản lý kỹ thuật, công nghệ, xây dựng thương hiệu, áp dụng công nghệ in 3D trong thiết kế thời trang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đơn lẻ của khách hàng. Bên cạnh đó, ông Giang cho rằng các doanh nghiệp nên tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu số hóa một số khâu trong dây chuyền sản xuất.Đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh chóng chuyển sang phương thức gia công hiện đại đáp ứng yêu cầu về chất lượng của đơn hàng xuất khẩu, đồng thời chú trọng khâu thiết kế mẫu mã và hệ thống phân phối nhằm phát triển hơn nữa thị trường nội địa.
Tiếp đà tăng trưởng của 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp ngành dệt may đang tập trung đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu.Bên cạnh những thị trường xuất khẩu dệt may chính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng tập trung khai thác các thị trường còn dư địa tăng trưởng như Trung Quốc, Asean..../.
Xem thêm:>>>Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận công nghệ 4.0
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Dệt may Việt Nam duy trì mức tăng trưởng tại các thị trường truyền thống
21:15' - 03/06/2018
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện nhiều doanh nghiệp đã ký được đơn hàng đến hết quý III/2018 và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá tại các thị trường truyền thống.
-
Hàng hoá
Để sản phẩm dệt may chinh phục thị trường Australia
10:32' - 02/06/2018
Để sản phẩm dệt may Việt Nam tiếp tục thâm nhập vào thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như xu hướng của cư dân Australia.
-
DN cần biết
Cơ hội cho ngành dệt may xuất khẩu sang Australia
17:01' - 09/05/2018
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may năm 2017 của khối CPTPP đạt trên 53 tỷ USD; trong đó, Australia là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 với kim ngạch trên 6,2 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp dệt may có đủ đơn hàng đến hết quý II
18:04' - 17/04/2018
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm, hiện các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã có đủ đơn hàng cho hết quý II năm 2018 và nhiều doanh nghiệp có đơn hàng hết quý III.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư thế nào cho nhân lực ngành dệt may?
19:44' - 14/04/2018
Muốn phát triển và gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành dệt may cần có chiến lược xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ bay giờ.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Amazon bất ngờ ra giá phút chót nhằm thâu tóm TikTok
13:23'
Amazon đã đưa ra đề nghị mua lại ứng dụng TikTok vào phút chót khi ứng dụng này đang đối diện với nguy cơ bị cấm tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Mỹ: Doanh số bán ô tô tăng mạnh trước 'giờ G' áp thuế mới
12:45'
Các hãng ô tô lớn cho biết doanh số bán hàng của họ trong tháng 3/2025 đã tăng mạnh, với hầu hết đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.
-
Doanh nghiệp
Airbus có thể gặp khó với mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong năm 2025
08:00'
Airbus đã bàn giao 70 máy bay trong tháng 3/2025, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng dự báo cho thấy hãng này sẽ gặp khó trong việc đạt được mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong cả năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Chủ tịch 4 tập đoàn lớn họp khẩn để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
07:46'
Các chuyên gia cho rằng đây không chỉ là cú sốc tạm thời mà là biện pháp báo hiệu thời điểm để tái tổ chức chuỗi cung ứng toàn cầu và cơ cấu xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Hãng Korean Air “bắt tay” với Anduril để phát triển phương tiện bay tự hành
19:20' - 02/04/2025
Hãng hàng không hàng đầu của Hàn Quốc Korean Air cho biết đã ký bản ghi nhớ (MOU) với công ty công nghệ quốc phòng Anduril Industries của Mỹ để cùng phát triển các phương tiện bay tự hành (AAV).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ xoay xở trước bão thuế quan mới
14:08' - 02/04/2025
Trước áp lực từ các chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp Mỹ đang tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất và tránh tăng giá bán.
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines có tân Chủ tịch HĐQT
13:26' - 02/04/2025
Tại phiên họp đầu tiên, HĐQT nhiệm kỳ mới của Vietravel Airlines đã thống nhất bầu ông Đỗ Vinh Quang giữ chức danh Chủ tịch HĐQT.
-
Doanh nghiệp
Repsol duy trì "đối thoại mở" với Mỹ để tiếp tục hoạt động ở Venezuela
12:56' - 02/04/2025
Tập đoàn dầu khí Repsol đang duy trì “đối thoại mở” với Chính phủ Mỹ nhằm tìm cơ chế duy trì hoạt động tại Venezuela sau khi Washington thu hồi giấy phép xuất khẩu dầu của Repsol từ quốc gia này.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nối lại đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, thúc đẩy giao thương
11:00' - 02/04/2025
Việc nối lại đường bay là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Vietnam Airlines tại Malaysia, đồng thời hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.