Để sản phẩm dệt may chinh phục thị trường Australia
Theo Bộ Công Thương, Australia là một nền kinh tế phát triển thuộc nhóm G20, với dân số khoảng 24 triệu người, tổng thu nhập quốc nội GDP khoảng 1.390 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người tính theo ngang giá sức mua khoảng 50.000 USD/người/năm. Do đó, đây cũng là thị trường có sức mua khá lớn và có nhiều tiềm năng cho các sản phẩm dệt may.
Vì vậy, để sản phẩm dệt may Việt Nam tiếp tục thâm nhập vào thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện nhiều giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như xu hướng của cư dân Australia.
Thị trường tiềm năng Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Australia hiện là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.Trao đổi thương mại giữa hai nước tăng trưởng khả quan trong những năm gần đây, nhất là đối với mặt hàng dệt may. Riêng năm 2017, Australia nhập khẩu khoảng 9,32 tỷ USD các sản phẩm dệt may từ thế giới; trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 173 triệu USD, chiếm khoảng 1,9% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Australia.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phúc Nam, những tiềm năng này sẽ chỉ trở thành hiện thực khi doanh nghiệp thực sự chú trọng tìm hiểu và đưa ra những chiến lược hợp lý để chinh phục thị trường được đánh giá là “khó tính” này. Đồng thời, đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chuẩn đối với lĩnh vực dệt may theo các cam kết trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, trong vài năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm nhiều tới thị trường Việt Nam và ngược lại. Đặc biệt, nhân chuyến thăm chính thức đến Australia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngày 15/3 vừa qua, Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa Chính phủ Việt Nam và Australia. Xu hướng hiện nay, doanh nghiệp Australia chuyển sang nhập khẩu và đặt gia công tại thị trường Việt Nam do chi phí nhân công tại Việt Nam cạnh tranh hơn so với tại Trung Quốc. Ông Thái Bình Dương, Giám đốc Công ty TNHH Yến Dương (thành phố Bắc Ninh) cho biết, doanh nghiệp đang có ý định xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Australia.Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết, đây sẽ là thị trường rất khó tính với ngành dệt may Việt Nam. Do vậy, để tiếp cận thị trường này không cách nào khác các doanh nghiệp phải cố gắng bằng sự nỗ lực của chính bản thân. Theo đó, cần tập trung vào nghiên cứu gu thị trường để phát triển, từ đó nâng cao thiết kế sản phẩm, tay nghề công nhân và đầu tư thêm máy móc hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu.
Kỳ vọng từ CPTPP Ông Thái Bình Dương, Giám đốc Công ty TNHH Yến Dương cũng chia sẻ, các doanh dệt may kỳ vọng sẽ thâm nhập và gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Australia khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Theo cam kết trong Hiệp định CPTPP, Australia sẽ giảm thuế nhập khẩu về 5% ngay trong 3 năm đầu kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Và về 0% từ năm thứ tư kể từ ngày hiệp định có hiệu lực đối với hầu hết các sản phẩm thuộc nhóm HS 6203, HS 6204, HS 6206.Đối với các mặt hàng thuộc nhóm HS 6302, thuế nhập khẩu sẽ về 0% hoàn toàn vào năm thứ tư. Các mặt hàng có mã HS 6306 và HS 6307 sẽ về 0% từ năm đầu tiên hiệp định có hiệu lực (thuế MFN là 5%).
Ông Trương Văn Cẩm cho biết thêm, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm dệt may của Australia trong 5 năm qua tăng trưởng khá ổn định, trung bình hàng năm từ 3-4%/năm. Một yếu tố thuận lợi là thị trường Australia còn có một lợi thế là giá bán lẻ hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng thường cao hơn giá nhập rất nhiều, thậm chí với hàng cao cấp có thể gấp từ 9-10 lần giá Việt Nam giao cho khách hàng. Vì vậy, đây sẽ là thuận lợi cho sản phẩm dệt may Việt Nam nếu đứng vững ở thị trường này.
Tuy nhiên, khó khăn đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam đó là những năm qua, kim ngạch nhập khẩu dệt may của Australia từ Trung Quốc thường chiếm hơn 60%. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận thị trường Australia sớm hơn doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp không dễ cạnh tranh với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài ra, sau Trung Quốc, Ấn Độ cũng tích cực đẩy mạnh thâm nhập thị trường này. Đã nhiều năm nay, Trung Quốc luôn có khu dành riêng trong khuôn khổ Hội chợ quốc tế nguồn hàng dệt may được tổ chức hàng năm vào trung tuần tháng 11 tại Melbourne. Tại hội chợ này luôn có hơn một nửa số doanh nghiệp tham dự là đến từ Trung Quốc và 1/4 số doanh nghiệp đến từ Ấn Độ, trong khi vài năm gần đây mới có một số doanh nghiệp Việt Nam tham dự. Để thâm nhập có hiệu quả hơn nữa đối với thị trường Australia, ông Trương Văn Cẩm nhấn mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tích cực quảng bá, tiếp cận thị trường mà còn cần tìm hiểu đặc điểm của thị trường Australia.Các doanh nghiệp Australia thường đặt hàng với các đơn hàng khởi đầu có quy mô khá nhỏ để tìm hiểu khả năng của nguồn cung cũng như khả năng chấp nhận của thị trường. Hiện, có một bộ phận doanh nghiệp Việt Nam đang bỏ qua thị trường Australia vì lý do này.
Tuy nhiên, khi các lô hàng thử nghiệm ban đầu thành công, các hợp đồng lớn hơn sẽ được ký kết và giá xuất khẩu sang Australia cũng tốt hơn một số thị trường lớn khác. Đặc biệt từ khi đã tin tưởng, các nhà nhập khẩu Australia sẽ làm ăn lâu dài, ít khi thay đổi bạn hàng./.>>> Thúc đẩy xuất khẩu dệt may vào thị trường Australia sau CPTPP
Tin liên quan
-
DN cần biết
Cơ hội cho ngành dệt may xuất khẩu sang Australia
17:01' - 09/05/2018
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may năm 2017 của khối CPTPP đạt trên 53 tỷ USD; trong đó, Australia là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 với kim ngạch trên 6,2 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp dệt may có đủ đơn hàng đến hết quý II
18:04' - 17/04/2018
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm, hiện các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã có đủ đơn hàng cho hết quý II năm 2018 và nhiều doanh nghiệp có đơn hàng hết quý III.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12'
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33'
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.
-
Hàng hoá
Gỗ và sản phẩm vào top 5 nhóm hàng xuất siêu nông nghiệp
11:45' - 12/07/2025
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 8,21 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Hàng hoá
Trồng vải thiều Việt Nam giữa sa mạc – kỳ tích của một trang trại Israel
08:35' - 12/07/2025
Thời điểm này, trên trang trại hiện đại của Hợp tác xã nông nghiệp Bananot Hahof, mùa vải thiều bước vào thời khắc sôi động nhất năm.
-
Hàng hoá
Chiều 11/7, giá dầu châu Á tăng do khả năng nguồn cung "vàng đen" biến động mạnh
16:08' - 11/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 11/7 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố liên quan đến Nga.
-
Hàng hoá
Thị trường kim loại khởi sắc
09:01' - 11/07/2025
Thị trường kim loại trong phiên hôm qua chứng kiến giá của 9 trên 10 mặt hàng đồng loạt khởi sắc. Trong đó, giá quặng sắt bật tăng 3% lên mức 99 USD/tấn, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2% do áp lực từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:47' - 11/07/2025
Giá dầu thế giới phiên 10/7 đã giảm hơn 2%, khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước tác động từ các quyết định áp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đối với kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc chạm đáy 22 năm
15:19' - 10/07/2025
Theo dữ liệu thương mại mới nhất, giá trị nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 22 năm qua, cho thấy rõ tác động của các mức thuế quan cao từ Mỹ.