Cơ hội cho ngành dệt may xuất khẩu sang Australia
Nhằm giúp doanh nghiệp dệt may Việt Nam mở rộng thị trường dệt may sang Australia, ngày 9/5 tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) phối hợp với Tập đoàn IEC Group-Australia tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Australia trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP”.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may năm 2017 của khối CPTPP đạt trên 53 tỷ USD; trong đó, Australia là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 3 với kim ngạch trên 6,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,67%.Riêng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2017 vào khối CPTPP đạt trên 4,8 tỷ USD, chiếm 9,07% thị phần. Vì vậy, tiềm năng phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào khối CPTPP nói chung và thị trường Australia nói riêng là rất lớn.
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, theo cam kết trong Hiệp định CPTPP, Australia sẽ giảm thuế nhập khẩu về 5% ngay trong năm đầu tiên, năm thứ hai, năm thứ ba kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Về 0% từ năm thứ tư kể từ ngày có hiệu lực đối với hầu hết các sản phẩm thuộc nhóm HS 6203, HS 6204, HS 6206. Đối với nhiều sản phẩm thuộc nhóm HS 6205, thuế nhập khẩu của Australia sẽ về 0% ngay từ năm đầu tiên Hiệp định có hiệu lực. Trong khi đó, mức thuế thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường (thuế suất MFN) đối với các sản phẩm này là 10%. Lộ trình giảm thuế đối với các sản phẩm trong nhóm HS 6104, 6108, 6109, 6110, 6114 cũng tương tự như vậy, sẽ về 0% hoàn toàn vào năm thứ tư. Điều đó cho thấy, Australia là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, hiện nay, Việt Nam còn chiếm thị phần nhập khẩu tương đối nhỏ tại Australia về sản phẩm dệt may và tiếp tục còn dư địa để mở rộng. Ngoài lợi thế về thuế quan, giá bán lẻ hàng hóa nói chung và dệt may nói riêng tại thị trường Australia thường rất cao. Hiện nay, Australia có xu hướng chuyển sang nhập khẩu và đặt gia công tại Việt Nam do giá nhân công rẻ hơn với Trung Quốc kèm theo mức thuế quan ưu đãi. Tăng trưởng xuất khẩu dệt may sang Australia cố thể đạt mức hai con số. Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện nay tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị Australia chỉ dưới 10%. Nhưng, với sự ra đời của Hiệp định CPTPP, tốc độ tăng trưởng kỳ vọng đạt mức hai con số. Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm dệt may của nước này tăng trưởng trung bình 3 - 5%/năm trong 5 năm qua. Năm 2017, Australia nhập khẩu khoảng 9,32 tỷ USD các sản phẩm dệt may từ thế giới.Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Australia được 173 triệu USD, tương đương 1,9% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may của Australia. Ngoài ra, Việt Nam phải đối mặt sự cạnh tranh lớn mạnh đến từ Trung Quốc khi thị phần may mặc của nước này tại Australia lên tới 60%.
Ông Trần Văn Quyến, đại diện công ty Woolmark (Australia) tại Việt Nam cho hay, sức mua của người Australia thậm chí lớn hơn người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu. Nhưng, đơn hàng từ Australia thường nhỏ do hình thức bán hàng chủ yếu là kinh doanh trực tuyến; tâm lý của các cửa hàng là lấy hàng về bán ngay chứ không để tồn kho. Trong khi các doanh nghiệp lớn Việt Nam tỏ ra không mấy mặn mà, các doanh nghiệp nhỏ lại rất có nhu cầu đối với các đơn hàng nhỏ này. Thế nhưng, doanh nghiệp nhỏ lại chưa có chứng chỉ trách nhiệm xã hội để đủ điều kiện xuất khẩu sang Australia. Để thâm nhập có hiệu quả hơn nữa đối với thị trường Australia, theo ông Nguyễn Phúc Nam các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải tích cực quảng bá, tiếp cận thị trường mà còn cần hiểu đặc điểm của thị trường Australia.Các doanh nghiệp Australia thường đặt hàng với các đơn hàng khởi đầu có quy mô khá nhỏ để tìm hiểu khả năng của nguồn cung cũng như khả năng chấp nhận của thị trường./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp dệt may có đủ đơn hàng đến hết quý II
18:04' - 17/04/2018
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm, hiện các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã có đủ đơn hàng cho hết quý II năm 2018 và nhiều doanh nghiệp có đơn hàng hết quý III.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư thế nào cho nhân lực ngành dệt may?
19:44' - 14/04/2018
Muốn phát triển và gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành dệt may cần có chiến lược xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ bay giờ.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỗi năm, dệt may Việt Nam tiêu 3 tỷ USD cho năng lượng sản xuất
18:50' - 11/04/2018
Thống kê mỗi năm, ngành dệt may Việt Nam tiêu tốn 3 tỷ USD chi phí cho năng lượng sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém cạnh tranh của doanh nghiệp.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu dệt may có thể đạt 34 tỷ USD trong năm 2018
16:16' - 11/12/2017
Trong năm 2017, ngành dệt may đã có nhiều bước đột phá đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam trong năm ước đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với cùng kỳ năm 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13'
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.