Doanh nghiệp Việt còn "ngại" tìm hiểu thị trường Trung Quốc
Nông sản là một trong những mặt hàng nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Hội nghị Giao thương Doanh nghiệp Việt - Trung do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Ban Thư ký Hội chợ Thương mại Trung Quốc - ASEAN tổ chức ở TP. Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây) ngày 19/9.
Ông Hoàng Văn Dự, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tùng/Bnews
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này lại đang gặp không ít khó khăn. Vì vậy, bên lề của hội nghị, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn với Thạc sỹ Hoàng Văn Dự, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), để tìm hiểu về vấn đề này.
PV: Ông có thể cho biết mục đích của Trung tâm khi tham dự Hội nghị Giao thương Doanh nghiệp Việt-Trung?
Ông Hoàng Văn Dự: Trung tâm Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp được Bộ NN&PTNT giao hàng năm phối hợp với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc tổ chức các hội chợ triển lãm chuyên ngành nông nghiệp, đồng thời tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc để tham gia các hoạt động giao thương.Năm 2015 là năm thứ 7 Trung tâm tổ chức đoàn doanh nghiệp sang giao thương với các doanh nghiệp Trung Quốc. Đoàn gồm 54 đại biểu của 38 doanh nghiệp chuyên về các mặt hàng nông-lâm-thủy sản và thủ công mỹ nghệ. Chúng tôi đến Nam Ninh lần này để chào bán sản phẩm, đồng thời tìm hiểu các máy móc thiết bị và vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
PV: Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của thị trường Trung Quốc?
Ông Hoàng Văn Dự: Với dân số hơn 1,3 tỷ người, Trung Quốc là thị trường rất lớn và là một thị trường trọng điểm đối với Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2014 lên tới hơn 8 tỷ USD, chiếm khoảng 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước.
Vì vậy, hàng năm, Chính phủ và Bộ Công thương cũng như Bộ NN&PTNT luôn dành ưu tiên cho hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường này.
PV: Ông có thể cho biết những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam khi thâm nhập thị trường Trung Quốc? Ông Hoàng Văn Dự: Các doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều thuận lợi trong hoạt động làm ăn với Trung Quốc. Hai nước có đường biên giới rất dài nên việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc rất thuận tiện, giảm được chi phí vận chuyển.Bên cạnh đó, văn hóa và tập quán của hai nước tương đối giống nhau và sản phẩm của Việt Nam ngày càng được các khách hàng Trung Quốc ưa chuộng. Và điều quan trọng nhất là chúng ta có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do Trung Quốc phá giá đồng NDT, khiến cho các sản phẩm của Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước như Ấn Độ và Bangladesh.Một nguyên nhân khác khiến hoạt động xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn là do các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu thông tin về thị trường này. Hệ thống tham tán thương mại của Việt Nam ở Trung Quốc tương đối đông nhưng hoạt động của đội ngũ này có hiệu quả nhưng chưa cao.
Doanh nghiệp hai nước đang tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Hội chợ. Ảnh: Thanh Tùng/Bnews
Thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước chưa được thường xuyên. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam ngại nghiên cứu sâu về thị trường Trung Quốc. Họ vẫn làm ăn theo kiểu phong trào nên không cân đối được lượng hàng hóa sản xuất ra, dẫn đến tình trạng sản xuất thừa.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp khó khăn do chính sách của Trung Quốc thường xuyên thay đổi. Họ luôn có hàng rào kỹ thuật để hạn chế xuất khẩu của Việt Nam.
PV: Theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường đầy tiềm năng này? Ông Hoàng Văn Dự: Để tăng cường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, về phía Nhà nước, chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư nhiều hơn cho hoạt động này.Hiện nay, mỗi năm, Nhà nước chi khoảng 100 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó kinh phí xúc tiến xuất khẩu nông sản là khoảng 10 tỷ. Theo nghiên cứu của WB, kinh phí xúc tiến thương mại của Việt Nam hiện chỉ bằng 1/30 mức bình quân của thế giới, bằng 1/15 kinh phí xúc tiến thương mại của Bangladesh và 1/12 của Thái Lan.
Về phần doanh nghiệp, họ cần tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh bởi vì, chỉ trong một thời gian ngắn sắp tới, các doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép rất lớn do thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nông sản đều giảm về 0%.
Mặt khác, các doanh nghiệp phải quan tâm hơn nữa tới công tác nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại. Doanh nghiệp làm xúc tiến thương mại sẽ hiệu quả hơn Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước chỉ đóng vai trò "bà đỡ" cho các doanh nghiệp.
PV: Xin chân thành cảm ơn ông! Thực hiện: Thanh TùngTin liên quan
-
Doanh nghiệp
Tiếp cận thị trường EU vẫn là bài toán khó cho doanh nghiệp Việt
14:35' - 11/09/2015
Khả năng tiếp cận thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt xét ở khía cạnh tương quan cạnh tranh.
-
Thị trường
Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam
14:26' - 09/09/2015
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7%, tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.
-
Kinh tế & Xã hội
Hơn 450 doanh nghiệp sẽ tham dự hội chợ thương mại Việt–Trung
14:47' - 08/09/2015
Hội chợ được tổ chức luân phiên hàng năm giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài gặp gỡ, hợp tác, phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21'
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20'
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.