Đức và Thụy Điển dẫn đầu châu Âu về tiếp nhận người nhập cư
Mặc dù đã tiếp nhận số lượng lớn người nhập cư, nhưng Chính phủ và Quốc hội Thụy Điển nhận định khả năng tiếp nhận của họ đã “tới giới hạn“ và cần tạm dừng chính sách đường biên giới mở.
Trước đó, ngày 30/12, Bộ Lao động, Xã hội, Gia đình và Hội nhập bang Bayern của Đức thông báo đã có gần 1,1 triệu người tị nạn tới Đức trong năm 2015 này, đồng thời kêu gọi Berlin cần lập tức có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế dòng người tị nạn tiếp tục đổ vào Đức.
Theo báo chí Đức, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua nghị quyết về việc tiến hành kiểm soát thị thực ở khu vực cầu Oeresund, kết nối với Đan Mạch kể từ ngày 4/1/2016.
Theo đó, các doanh nghiệp vận tải chỉ được phép đưa hành khách có giấy tờ hợp pháp từ Đan Mạch đi Thụy Điển; nếu không sẽ bị xử phạt nặng.
Những người dân sống ở hai khu vực biên giới khi qua lại lẫn nhau cũng phải trình hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân.
Đây sẽ lần đầu tiên trong 50 năm, việc kiểm soát thị thực được tiến hành ở Oeresund. Kể từ 15 năm qua, cây cầu Oeresund đã kết nối thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và thành phố Malmö của Thụy Điển. Hai thành phố này tạo thành vùng đô thị đông dân nhất bán đảo Scandinavia với 4 triệu dân.
Tuy nhiên, quyết định của Thụy Điển đang tạo ra phản ứng mạnh từ Đan Mạch. Thủ tướng Đan Mạch Lokke Rasmussen ngày 2/1 tuyên bố Đan Mạch sẽ không loại trừ việc cũng sẽ áp dụng kiểm soát thị thực ở biên giới với Thụy Điển và nhất là với Đức.
Ông Rasmussen đồng thời bày tỏ quan ngại về những biện pháp của Thụy Điển sẽ làm đảo lộn cuộc sống và sinh hoạt của người dân Copenhagen khi hàng ngày có tới 30.000 người qua lại giữa Copenhagen và Malmö.
Trong khi đó, kết thúc kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới, dòng người trở lại Đức đã tắc nghẽn ở khu vực biên giới các bang phía Nam và Đông Nam do phải qua kiểm tra giấy tờ xuất nhập cảnh.
Bộ trưởng Nội vụ bang Bayern Joachim Herrmann tuyên bố việc kiểm soát này có thể kéo dài vô thời hạn trong Năm mới 2016, chừng nào đường biên giới ngoài của khu vực Shengen và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) khác không được bảo vệ.
Ông Herrman cũng lên tiếng yêu cầu những nước EU có đường biên giới ngoài của khu vực Shengen cần tuân thủ các quy định của hiệp ước, đó là phải kiểm soát tốt khu vực biên giới ngoài của mình.
Tuyên bố này được xem là để ám chỉ tới Slovenia, nước mà khu vực biên giới ngoài tiếp giáp với các nước Tây Balkan và không được kiểm soát tốt thời gian qua.
Trong vài tháng trở lại đây, trước áp lực của dòng người di cư khổng lồ, Đức đã tiến hành kiểm soát thị thực và giấy tờ ở khu vực đường biên giới của hai bang Bayern và Sachsen tiếp giáp với Áo, CH Czech (Séc) và Ba Lan.
- Từ khóa :
- Người nhập cư
- chính dách
- thị thực
- kiểm soát
- hành khách
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Pháp và Đức tìm cách thỏa hiệp với Anh về phúc lợi cho người nhập cư
15:23' - 26/12/2015
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết sẽ ủng hộ kiến nghị công dân EU nhập cư không nhận phúc lợi ngoài lương trong 3 năm đầu làm việc tại Anh.
-
Kinh tế Thế giới
EU hỗ trợ khẩn cấp 48 triệu euro để tiếp nhận người nhập cư
09:16' - 24/12/2015
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 23/12 thông báo quyết định hỗ trợ khẩn cấp 48 triệu euro cho Bỉ, Thụy Điển và Phần Lan để tiếp nhận người tị nạn.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng người nhập cư chồng chất gánh nặng lên kinh tế EU
11:04' - 17/11/2015
Trong năm 2015 sẽ có khoảng 700.000 người nhập cư tràn vào châu Âu qua biển Địa Trung Hải và con số này có thể còn tăng hơn trong năm 2016.
-
Kinh tế & Xã hội
Các nước Bắc Âu tỏ ra “lạnh nhạt” hơn đối với người nhập cư
10:22' - 10/11/2015
Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển đã bắt đầu thắt chặt các chính sách dành cho người tị nạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga-Mỹ đạt kết quả tích cực
21:48'
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Nga ngày 18/2 đã nhất trí giải quyết các vấn đề gây cản trở trong quan hệ Mỹ-Nga và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú E.Musk trong Chính phủ Mỹ
21:18'
Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ, khẳng định rằng vị tỷ phú công nghệ này không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.