Khi nào Việt Nam áp dụng thị thực điện tử?
Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), hiện nay, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh là xu hướng chung của thế giới, trong đó cấp thị thực điện tử (E-Visa) đã trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn cầu.
Theo Báo cáo về mức độ mở cửa liên quan đến thị thực nhập cảnh năm 2015 của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), tỷ lệ khách du lịch quốc tế cần thị thực nhập cảnh vào điểm đến trên toàn thế giới đã giảm từ 77% năm 2008 xuống còn 61% năm 2015.
Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2015, khoảng 20% dân số toàn cầu không cần thị thực, 23% có thể được cấp thị thực tại cửa khẩu, 11% có thể được cấp thị thực điện tử.
Các nước đều có chính sách cấp thị thực tại cửa khẩu và thị thực điện tử (E-Visa) rất thuận lợi cho du khách. Những điểm đến cạnh tranh với du lịch Việt Nam đều có chính sách thị thực nhập cảnh rất thông thoáng.
Tổng cục Du lịch cũng xác định rõ: Cải thiện năng lực cạnh tranh về mức độ mở cửa quốc tế, đặc biệt là cải thiện hạn chế về thị thực nhập cảnh là một cách hữu hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế vào Việt Nam du lịch.
Thị thực điện tử E-Visa (viết tắt của từ "Electronic Visa" - visa điện tử) là giấy phép hợp pháp cho phép người nước ngoài được nhập cảnh tại cửa khẩu và du lịch trong một nước. Hiện E-visa là hình thức mới nhất của visa.
Theo nghiên cứu của Tổng cục Du lịch, thị thực điện tử có một số ưu điểm nổi trội, trong đó có khả năng đảm bảo ninh tốt hơn, thông tin tương thích, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng, dễ chia sẻ giữa các cơ quan liên quan trong những trường hợp cần thiết.
Hệ thống quản lý minh bạch, cập nhật, cả về tài chính và thông tin, giúp giảm các tiêu cực, phiền nhiễu, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh điểm đến du lịch quốc gia.
Thị thực điện tử tạo thuận lợi, cho phép du khách có thể xin cấp thị thực qua mạng internet, mở rộng phạm vi của các dịch vụ lãnh sự ngoài Đại sứ quán và Lãnh sự quán, đồng thời sử dụng nhiều ngôn ngữ. Thủ tục này đảm bảo nhanh, tiết kiệm, thân thiện với môi trường do không cần giấy tờ và các thủ tục thuận tiện, đơn giản.
Australia là nước đầu tiên áp dụng thị thực điện tử từ năm 1996. Hệ thống này đã phát huy vai trò quan trọng trong việc kiểm soát an ninh trước tình trạng khách du lịch đột biến dịp diễn ra Thế vận hội Olympic Sydney năm 2000. Sau đó, thị thực điện tử tiếp tục được ứng dụng tại nhiều nước như Arab Saudi, Armenia, Bahrain, Cambodia, Sri Lanka, Myanmar,, Thổ Nhĩ Kỳ...
Trong thực tế, thị thực điện tử đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký thị thực cho số lượng lớn khách du lịch trong thời gian ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận điểm đến, đồng thời tạo nguồn lực hỗ trợ ngành du lịch triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch đối với các thị trường trọng điểm./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn thị thực cho thành viên tổ bay hãng hàng không nước ngoài
18:52' - 21/07/2016
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc miễn thị thực cho thành viên tổ bay của các hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Hiệp định miễn thị thực giữa Việt Nam và Cộng hòa Síp
21:33' - 05/07/2016
Chính phủ vừa phê duyệt Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CH Síp được ký chính thức ngày 11/9/2015.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất gia hạn thời gian miễn thị thực cho khách 5 nước Tây Âu lên 5 năm
15:46' - 28/04/2016
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Bộ đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa chính sách thu hút khách từ 5 nước Tây Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.