Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp-Bài 1: Làm thế nào cho hiệu quả?
Theo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại, chính sách tài chính đất đai theo Luật Đất đai 2013 đã tạo ra khung pháp lý khá hoàn thiện góp phần tích cực phát triển nguồn lực tài chính từ đất đai, đồng thời thúc đẩy quá trình tăng quy mô tích tụ ruộng đất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tuy vậy, bên cạnh hoàn thiện các chính sách giao đất, tiếp cận đất đai của doanh nghiệp, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...Nhà nước cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hơn nữa nhằm đẩy mạnh chính sách khuyến khích tích tụ và tập trung đất nông nghiệp, để tạo một hệ thống đồng bộ thống nhất trong quản lý, sử dụng đất đai phục vụ cho việc cải cách ngành nông nghiệp, góp phần công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững và hiệu quả hơn nữa trong những năm tới.
Để làm rõ hơn chủ trương lớn này, chúng tôi giới thiệu chùm 3 bài viết với chủ đề Khuyến khích tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Bài 1: Thực trạng và giải pháp Thực tiễn cho thấy chính sách đất đai đã theo kịp và thúc đẩy được nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam qua việc sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới Luật Đất đai qua các thời kỳ.Đối với quá trình tích tụ ruộng đất thì việc quy định thời hạn sử dụng đất, hạn mức sử dụng đất cũng như vấn đề tài chính đất đai có ý nghĩa quan trọng và tạo được hiệu ứng mạnh mẽ, khả thi từ chính sách.
Tuy vậy, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp khác trong các lĩnh vực: kiểm kê, thống kê đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất… để thống nhất trong việc quản lý, sử dụng đất đai phục vụ cho việc cải cách ngành nông nghiệp, góp phần công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hình thức tích tụ ruộng đất Tích tụ ruộng đất được xem như một quy luật tất yếu đối với ngành nông nghiệp, nhưng vấn đề thường được đưa ra là tích tụ như thế nào, quy mô bao nhiêu và ở đâu cho phù hợp.Thực tế những năm qua, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp, ở nước ta đã có nhiều hình thức tích tụ ruộng đất nhưng chủ yếu tập trung vào một số hình thức sau.
Cụ thể, với việc lập trang trại từ việc thuê đất công với đất tư, nhận chuyển nhượng, mượn hoặc được giao, được thừa kế, cho… để hình thành trang trại có quy mô từ nhỏ đến lớn.
Đối với vùng Đồng bằng Bắc Bộ và vùng Trung du miền núi phía Bắc, tích tụ ruộng đất chậm hơn, loại hình trang trại chủ yếu là trồng cây ăn quả, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Ở khu vực này, kinh tế hộ gia đình quy mô nhỏ chiếm chủ yếu.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nổi bật là Kiên Giang phát triển khá mạnh với hơn 7.500 trang trại và quy mô trung bình mỗi trang trại gần 5ha. Trong đó có 5.000 trang trại trồng trọt, hơn 2.200 trang trại nuôi trồng thủy sản.
Hình thức dồn điền, đổi thửa để phát triển kinh tế nông hộ, có dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp là hình thức phổ biến mà nhiều địa phương đã và đang làm (như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định…).Đây là một yêu cầu của tích tụ ruộng đất để thực hiện cơ giới hóa có hiệu quả trong giai đoạn đầu, sau đó có thể chọn hình thức hợp tác liên kết sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Với hình thức các hộ tự nguyện góp đất, vốn mua máy lập tổ hợp tác sản xuất, Nhà nước hỗ trợ vốn để mua máy, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả cho từng hộ theo mức tích tụ đất và vốn của mỗi hộ.Đây là một hình thức tích tụ hợp lý thỏa mãn được đầy đủ các yêu cầu của tích tụ ruộng đất và sẽ hoàn thiện dần từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, từ nông đến sâu, từ tổ hợp tác sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở liên kết nông - công - thương trong tương lai.
Hình thức hộ nông dân góp vốn cổ phần bằng đất để sản xuất kinh doanh như những cổ đông (ngành mía đường, cà phê, cao su). Hộ nông dân sau khi góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất sẽ là thành viên của Công ty, được hưởng chế độ quy định, được bố trí làm việc theo khả năng của từng người.Một bộ phận nông dân tự chuyển nhượng cho nhau khi không còn nhu cầu sản xuất hay không có khả năng sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất không hiệu quả nhưng mới chỉ dừng lại ở các trường hợp tình thế mà chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Thực tế, tổng diện tích đất nông nghiệp (không bao gồm đất lâm nghiệp) là hơn 10 triệu ha, với khoảng 70 triệu thửa đất và gần 14 triệu hộ nông dân, trung bình mỗi hộ có 5 thửa đất, mỗi thửa đất nông nghiệp có diện tích trung bình là 0,14 ha và có hơn 80% nông dân có diện tích dưới 1ha và trên 4 thửa/1 hộ.Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt trên 90% và tổng số giấy chứng nhận đã cấp (kể cả cũ và mới) với trên 20 triệu giấy chứng nhận.
Nếu thực hiện “dồn điền, đổi thửa” một cách hoàn hảo và lý tưởng nhất, mỗi hộ nông nghiệp khi đó có duy nhất một thửa ruộng thì thửa ruộng đó mới chỉ có diện tích là 0,7 ha.
Đồng thời nước ta đang có khoảng 100.000 trang trại, với tổng diện tích đất khoảng 500.000 ha, diện tích bình quân mỗi trang trại là 5 ha. Muốn hình thành một trang trại thì trung bình phải gom đất ruộng của ít nhất 7 hộ gia đình.Mặt khác cho thấy chỉ có hơn 60% nguồn lực xã hội dành cho nông nghiệp và chỉ chưa đầy 1% doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, số doanh nghiệp vốn hóa trên thị trường chứng khoán mới chỉ có 3% trên thị trường là quá thấp so với tiềm năng.
Đối với đất nông nghiệp, chính sách đất đai đã thể chế hóa đầy đủ và toàn diện trong việc mở rộng hạn mức sử dụng đất, thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất, nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm thống nhất cho các loại đất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đất lâm nghiệp), cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ đất đai với diện tích lớn hơn nhưng không vượt quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp.Khuyến khích tích tụ đất đai thông qua cơ chế góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, nhận quyền thuê đất để thuận lợi cho ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ giới hóa và phát triển sản xuất hàng hóa. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành nông nghiệp tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành nhanh và bền vững.
Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp Theo ông La Văn Thịnh, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Công sản, Bộ Tài chính, để thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai nhằm công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, trước mắt Chính phủ cần nhanh chóng ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; trong đó quy định ưu đãi nghĩa vụ tài chính đất đai phù hợp với Luật Đất đai năm 2013, khuyến khích các doanh nghiệp tích tụ, tập trung đất nông nghiệp để sản xuất với quy mô lớn và khoa học công nghệ tiên tiến.Cần sửa đổi, bổ sung quy định hướng dẫn về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước theo hướng cải cách thủ tục hành chính trong việc thu, nộp, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp thuê mặt bằng kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản; cụ thể sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Mặt khác nên tổng kết, đánh giá thí điểm tại Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế thí điểm cho hộ nông dân góp vốn cổ phần bằng quyền sử dụng đất, thực hiện dự án phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La để hoàn thiện chính sách cho phép nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thực hiện các dự án trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành dưới hình thức Quyết định).Ngoài ra, sửa đổi chính sách thu hồi đất sản xuất nông nghiệp (tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP) theo hướng chặt chẽ để nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác, đảm bảo giữ ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.Đặc biệt, cần xác định giá thu hồi đất đai phục vụ các dự án mang mục đích kinh tế là giá thị trường.
Cần có chính sách hỗ trợ tín dụng cho thuê đất, mua đất nông nghiệp để khuyến khích những hộ nông dân sản xuất giỏi tích tụ ruộng đất đồng thời đánh thuế cao đối với trường hợp bỏ hoang đất đai. Nhanh chóng rà soát và xử lý vướng mắc về tài chính đất đai liên quan đến quá trình sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường để thúc đẩy việc sử dụng có hiệu quả đất nông, lâm trường. Trình Chính phủ ban hành Nghị định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước thay thế Nghị số 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 của Chính phủ để phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013, Bộ Luật Dân sự 2015 và thống nhất với các văn bản khác liên quan đến quản lý rừng và khắc phục những tồn tại tại Nghị định số 135/2005/NĐ-CP.Nghị định này nên quy định theo hướng chỉ khoán rừng, vườn cây và mặt nước, không giao khoán đất để tránh tình trạng đất đai bị chia nhỏ manh mún; quy định rõ đơn giá khoán và chia sẻ lợi ích, nguồn kinh phí khoán bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng...
Có thể nói, chính sách tài chính đất đai theo Luật Đất đai năm 2013 đã tạo ra khung pháp lý khá hoàn thiện góp phần tích cực phát triển nguồn lực tài chính từ đất đai nói chung, đồng thời thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai phục vụ quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng với nhiều quy định theo hướng mở và tăng các ưu đãi về nghĩa vụ tài chính đất đai cần thiết./. Tích tụ ruộng đất: Không làm theo phong trào>>> Tích tụ đất nông nghiệp-Bài 2: Doanh nghiệp gặp khó khi tiếp cận đất đai
>>> Tích tụ, tập trung đất nông nghiệp-Bài 3: Gỡ khó cách nào?
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tích tụ ruộng đất: Không làm theo phong trào
15:45' - 17/04/2017
Quá trình tích tụ ruộng đất đang được Chính phủ thúc đẩy thực hiện, nhằm phát triển ngành nông nghiệp trên tầm cao mới. Nhiều học giả và chuyên gia đã đóng góp ý kiến xung quanh vấn đề này.
-
Kinh tế Việt Nam
Tích tụ đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn
15:36' - 14/04/2017
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Để phát triển nền nông nghiệp quy mô lớn và hiện đại, đòi hỏi phải tích tụ, tập trung được quỹ đất phù hợp để tổ chức sản xuất.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Bình tích tụ ruộng đất, ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao
14:24' - 23/03/2017
Đây là xu thế tất yếu nhằm nâng chất lượng nông sản và có ý nghĩa quan trọng trong tái cơ cấu ngành, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Chính phủ thống nhất mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất
16:26' - 12/03/2017
Nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan tới chính sách hạn điền, tín dụng… gây khó khăn cho doanh nghiệp đã được Chính phủ quyết nghị hướng xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Khuyến khích, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất
21:11' - 04/11/2016
Chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã giải trình làm rõ các vấn đề về tái cơ cấu nhanh nền nông nghiệp Việt Nam, điều chỉnh bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.