Kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào đổi mới và tăng năng suất?
“Diễn đàn Đông Á” số mới ra có bài viết cho rằng sau hơn ba thập kỷ tăng trưởng cao dựa trên việc khai thác mức lương thấp và lợi thế về nhân khẩu học, cũng như những cải cách theo định hướng thị trường và mở cửa quốc tế, Trung Quốc giờ đây đang phải đối mặt với mức lương cao hơn và một lực lượng lao động bị thu hẹp.’
Trong 25 năm liên tiếp kể từ năm 1990, nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức hơn 6% một năm. Tốc độ tăng trưởng ngoạn mục đó về căn bản dựa trên sự kết hợp của mức lương thấp và một cấu trúc nhân khẩu học thuận lợi.
Những tiềm năng này sau đó đã được chuyển đổi thành tốc độ tăng trưởng thực tế thông qua một chuỗi cải cách thể chế theo định hướng thị trường ở trong nước, và sự cởi mở hơn đối với thương mại và đầu tư nước ngoài.
Nhưng kể từ năm 2011, lực lượng lao động của Trung Quốc đã và đang bị thu hẹp, một phần do các chính sách kế hoạch hóa gia đình trong ba thập kỷ trước. Thay đổi chính sách để tăng độ tuổi nghỉ hưu hoặc khuyến khích nữ giới tham gia lực lượng lao động sẽ là cách tốt nhất để hạn chế suy giảm lực lượng lao động. Trong khi đó, việc nới lỏng chính sách một con hồi tháng 11 năm 2015 trong 15 năm tới có thể sẽ làm cho tình hình tồi tệ hơn do không có sự thay đổi về lực lượng lao động. Bên cạnh đó, việc tăng năng suất có thể xuất phát từ việc giảm phân bổ sai nguồn lực, bao gồm cả thông qua thúc đẩy cải cách đối với các doanh nghiệp nhà nước. Song tốc độ cải cách trong tương lai dường như không được mạnh mẽ như trong quá khứ, một phần bởi vì xã hội (đúng hơn là các nhóm lợi ích) hiện có nhiều phương tiện hiệu quả hơn để chặn các cải cách.Vậy thì liệu Trung Quốc có thể chuyển đổi sang một mô hình tăng trưởng được thúc đẩy bởi sự đổi mới hơn? Chính phủ Trung Quốc nên theo đuổi những chính sách gì để tạo điều kiện cho sự chuyển đổi này?Dựa trên những chỉ số về bằng sáng chế, các công ty Trung Quốc ngày càng trở nên sáng tạo hơn. Cụ thể, số lượng các bằng sáng chế được cấp cho các công ty Trung Quốc, cả ở trong nước và ở Mỹ, là khá cao so với mức trung bình của các nước trong nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Tận dụng việc thị trường toàn cầu đang ngày càng mở rộng và ứng phó với chi phí lao động tăng cao là hai lực đẩy quan trọng cho quá trình đổi mới của các doanh nghiệp.Bên cạnh mối tương quan giữa mức độ đổi mới với quy mô doanh nghiệp và tình trạng xuất khẩu, vẫn còn một số yếu tố khác có thể góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới cho các doanh nghiệp Trung Quốc.Thứ nhất, ngày càng có nhiều những cơ hội tiếp cận thị trường dưới hình thức thuế suất thấp hơn từ các đối tác thương mại có xu hướng thúc đẩy sự đổi mới.Thứ hai, các doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu tiền lương cao hơn bằng cách tham gia vào quá trình đổi mới nhiều hơn nữa. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực cần nhiều lao động. Đồng thời yếu tố này cho thấy một số lý do để lạc quan về triển vọng các công ty Trung Quốc trở nên sáng tạo hơn khi thu nhập của nước này tiếp tục gia tăng.Thứ ba, các sản phẩm Trung Quốc đã chiếm thị phần ngày càng lớn trên thị trường toàn cầu khi tính theo dân số, quy mô của nền kinh tế và kim ngạch xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh ngày càng cao của các sản phẩm Trung Quốc trên thị trường quốc tế cho thấy rằng các sản phẩm của quốc gia này đã chứng tỏ sự nâng cao về chất lượng theo thời gian.Ngoài ra, có một số bằng chứng cho thấy sự đổi mới đưa ra phản ánh tích cực đối với các chính sách trợ cấp, trong khi tỏ ra tiêu cực trước các loại thuế. Nhưng phân bổ trợ cấp tại Trung Quốc dường như có sự thiên lệch mạnh mẽ dành cho các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là những công ty thuộc sở hữu của chính quyền địa phương. Trong khi đó, các doanh nghiệp khu vực tư nhân cho thấy họ đầu tư vào đổi mới, sáng tạo nhiều hơn so với các doanh nghiệp nhà nước.Đồng thời, sự hiệu quả của thuế suất dường như khác nhau không chỉ trên các lĩnh vực mà còn đối với các doanh nghiệp. Điều thú vị là doanh nghiệp nhà nước - đặc biệt là các doanh nghiệp lớn - dường như phải đối mặt với mức thuế suất cao hơn so với các công ty tư nhân, ngay cả sau khi đã trừ các khoản trợ cấp.Định hướng cải cách phù hợp có thể theo hình thức giảm đồng thời trợ cấp và thuế, cùng với việc đối xử công bằng hơn đối với các công ty thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào. Việc tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, hạn chế ảnh hưởng của chính phủ trong việc phân bổ trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), và đảm bảo các công ty khu vực tư nhân có cơ hội nhận được những khoản trợ cấp sẽ làm giảm sự phân bổ sai nguồn lực và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nghị viện châu Âu siết chặt quy định nhằm hạn chế hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc
13:09' - 16/11/2017
Nghị viện châu Âu ngày 15/11 đã thông qua luật mới cho phép Liên minh châu Âu (EU) "tự do hơn" về mặt pháp lý trong việc thắt chặt các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng khiêm tốn trong các quý tới
19:17' - 15/11/2017
Trung Quốc trong tháng trước không đạt mục tiêu về sản lượng công nghiệp, đầu tư tài sản cố định và doanh số bán lẻ, khi Bắc Kinh đẩy mạnh nỗ lực ngăn chặn các rủi ro nợ và ô nhiễm.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung Quốc khẳng định TPP không ảnh hưởng đến RCEP
19:59' - 11/11/2017
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định TPP sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng RCEP mà Trung Quốc đang đẩy mạnh đàm phán giữa 16 nền kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc nới lỏng quy định về sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực tài chính
16:30' - 10/11/2017
Giới chức Trung Quốc ngày 10/11 cho biết sẽ mở cửa hơn nữa các thị trường tài chính trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại
13:55' - 10/11/2017
Theo ông Thượng Phong, chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị Cấp cao APEC tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này